Nguồn lực cho doanh nghiệp phục hồi: Khéo léo bơm tiền

Diendandoanhnghiep.vn Để doanh nghiệp có nguồn lực phục hồi thì thanh khoản trong nền kinh tế phải được “rủng rỉnh” hơn, bằng cách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và NHNN bơm tiền mua ngoại tệ, hay tăng tái cấp vốn....

>> Nguồn lực cho doanh nghiệp phục hồi: Tích lũy nội lực

Nghị quyết 58/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững, mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp.

 Cần thúc đẩy mạnh mẽ nhất có thể hoạt động giải ngân các khoản tiền trong đầu tư công. (Thi công cầu Vĩnh Tuy 2. Ảnh: Quốc Tuấn)

Cần thúc đẩy mạnh mẽ nhất có thể hoạt động giải ngân các khoản tiền trong đầu tư công. (Thi công cầu Vĩnh Tuy 2. Ảnh: Quốc Tuấn)

Nếu nói về việc thiếu hụt dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp sẽ là chưa đầy đủ, mà có rất nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt dòng tiền. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏ thị trường mấy tháng qua, cho thấy tình trạng vô cùng khó khăn của nền kinh tế.

Thực trạng nền kinh tế

Điều này cũng thấy ngay cả ở các doanh nghiệp FDI, điển hình như tại khu công nghiệp của Bắc Ninh và đây cũng là một trong những tỉnh suy giảm GRDP rất lớn, trên 11%. Trong khi một nghịch lý xảy ra là các doanh nghiệp FDI lớn ở Việt Nam thì ít mà doanh nghiệp nhỏ rất nhiều nhưng nộp thuế khá ít, chỉ từ 3-6%, song sự ưu ái đối với họ lại cao hơn so với doanh nghiệp trong nước.

Về phía doanh nghiệp Việt, trên thị trường chỉ có quý 1 vừa qua là thời điểm Tết Nguyên Đán, nên tổng mức bán lẻ tăng khoảng trên 13,9%. Bắt đầu từ tháng 4 đến nay, tình hình khó khăn hơn, nhiều cửa hàng mặt phố tại Hà Nội cho thuê bị đóng cửa, thậm chí có những nhà rao bán cả năm nay không bán được. Điều đó thể hiện không chỉ mỗi doanh nghiệp cạn kiệt tiền, mà cả người dân cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Nhìn sâu vào cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam đều có hệ số vay nợ khá cao so với thông lệ quốc tế. Sách trắng của Bộ KH&ĐT năm 2022 đã công bố, tỷ lệ này là khoảng 2,6 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước có mức độ vay thấp hơn, bình quân khoảng 2,4 lần. Như vậy, hệ số vay nợ nhiều trong mặt bằng lãi suất cao thì chi phí tài chính sẽ rất khó để chịu được.

Thêm nữa, hệ thống ngân hàng cho vay của Việt Nam chủ yếu phải có tài sản thế chấp, đó là quy định của pháp luật vì ngân hàng cũng phải bảo đảm an toàn. Nếu chuỗi giá trị được hình thành đồng bộ giữa các doanh nghiệp lớn với DNNVV và dòng tiền quay trong hệ thống ngân hàng, thì ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay tín chấp.

Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, có một giải pháp rất tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đó là Quỹ bảo lãnh cho DNNVV. Với quỹ này tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, hằng năm họ đều chuyển một lượng tiền nhất định sang quỹ, vì sự đóng góp của các DNNVV cho nền kinh tế tương đối lớn, khoảng 35% GDP và 45-50% công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt, mức phí của quỹ rất thấp, chỉ khoảng 0,6% và cao nhất là 2% với bảo lãnh tín chấp.

Tại Việt Nam hiện nay có 26 quỹ bảo lãnh ở các địa phương với 1.568 tỷ đồng, nhưng phải có tài sản bảo đảm thì mới bảo lãnh.

>> Không lo “bơm tiền” từ gói tín dụng

Giải bài toán dòng tiền

Từ các vấn đề trên, nhiều vấn đề chúng ta cần xử lý. Từ góc độ vĩ mô, thứ nhất, nền kinh tế đang thiếu tiền một cách nghiêm trọng, trong khi tiền của ngân sách thu được và tất cả tiền đầu tư công vẫn đang nằm ở ngân hàng trung ương, khoảng gần 1 triệu tỷ đồng không chi ra được. Khi tiền đó không phải là tổng phương tiện thanh toán và dòng tiền không có bên ngoài, thì nền kinh tế không thể “xởi lởi”.

Do đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ nhất có thể hoạt động giải ngân các khoản tiền trong đầu tư công, mà vừa qua Chính phủ đã thành lập nhiều tổ công tác để giải quyết tháo gỡ khó khăn. Nhưng nếu chỉ tháo gỡ chính sách mà không hành động thực tế thì vấn đề còn ách tắc.

Thứ hai, cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu tiền ngân sách chưa thể bơm ra, thì tạm thời NHNN bơm tiền ra để mua ngoại tệ hay tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại và nên để thời gian dài hơn, nghĩa là thanh khoản của tất cả nền kinh tế “rủng rỉnh” hơn, chứ không chỉ riêng hệ thống ngân hàng.

Còn khi tiền ngân sách đã ra nhiều và nó nằm ở ngay cửa sổ OMO cũng như tài khoản của ngân hàng trung ương, khi đó sẽ hút về bằng các công cụ của NHNN trên thị trường mở. Đó là những hành động rất thiết thực và hai chính sách này phải phối hợp triển khai trên thực tế chứ không chỉ mang tính chất trong quy chế.

Từ vi mô, các doanh nghiệp nhỏ cần có sự hỗ trợ, tư vấn để lập ra chiến lược tốt hơn chống đỡ với các khó khăn. Cùng với đó, doanh nghiệp nói chung phải đổi mới lại cách quản trị, phải cấu trúc lại sản xuất kinh doanh, thậm chí là chuyển hướng.

Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ chuyển hướng kinh doanh sẽ dễ dàng hơn do mức độ rủi ro không lớn. Họ có thể chọn các ngành hàng, mặt hàng đang cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhắm vào sự thiếu hụt của thế giới trong khủng hoảng như về lương thực, thực phẩm mà Việt Nam đang rất có lợi thế.
Trong xu hướng dài hạn, thế giới sẽ quan tâm đến phát triển doanh nghiệp xanh và quản trị phát triển bền vững. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ, nhưng đồng thời cũng cần sự vào cuộc hỗ trợ từ cả phía Chính phủ để việc tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguồn lực cho doanh nghiệp phục hồi: Khéo léo bơm tiền tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714248246 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714248246 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10