TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Đẩy mạnh đầu tư công trên cơ sở nào?

Diendandoanhnghiep.vn Lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 3 lần trong 5 tháng. Các gói hỗ trợ tài khóa cũng đã, đang triển khai. Nhưng kích thích tăng trưởng kinh tế đang cần nhiều hỗ trợ hơn thế.

>> Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều chính sách tài khóa hỗ trợ 

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành các chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Với chính sách giảm thuế, kỳ vọng sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng nội địa

Với chính sách giảm thuế, kỳ vọng sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng nội địa. Ảnh minh họa (nguồn ảnh: MSN)

Trong đó, đáng chú ý, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023. Việc thực hiện Nghị định 12/2023/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp được giữ lại một phần tiền thuế trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó giảm chi phí tài chính và lãi vay trong bối cảnh các kênh huy động hiện nay như tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường vốn gặp khó khăn.

Chính phủ cũng thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống 8% nhằm giảm chi phí đầu vào, cải thiện nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện Quốc hội đang xem xét, cho ý kiến về dự thảo này, trên cơ sở Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về vệc ban hành Nghị quyết giảm thuế GTGT để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhưng không tán thành việc mức giảm thuế GTGT 2% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, …

Theo CTCK VNDirect, do đó, nhiều khả năng đối tượng được giảm thuế GTGT 2% sẽ được giữ nguyên như Nghị quyết số 43/2022/QH15 về việc giảm thuế GTGT 2% vào năm 2022. 

Những lập luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, về chính sách tài khóa giảm thuế ngắn hạn, cũng như yêu cầu cân đối ngân sách, củng cố dự báo này, mặc dù hiện các đại biểu Quốc hội vẫn có nhiều ý kiến khác nhau như đề xuất giảm thuế GTGT cho tất cả mọi ngành hàng để đảm bảo công bằng, có thể xem xét giảm đến 4% để tạo đủ "độ mạnh", kéo dài giảm thuế đến hết 2024.v.v

>> Giảm thuế để kích thích nền kinh tế

Một chuyên gia nhận định: Việc cân đối ngân sách là một thách thức lớn mà chắc chắn các nhà lập pháp, các nhà điều hành sẽ phải tính toán đủ để hiệu quả từ chính sách giảm thuế có liều lượng phù hợp, không gây thâm hụt hoặc tạo khó khăn ở "mặt trận" hỗ trợ khác trong bối cảnh tổng thể, chúng ta vẫn phải "co kéo tấm chăn hẹp" các dư địa nhằm vừa tạo lực hỗ trợ tốt nhất, vừa đảm bảo các nguồn lực có thể ứng phó với mọi rủi ro lẫn không tạo hệ lụy cho nền kinh tế hậu giai đoạn hỗ trợ.

Thúc đẩy đầu tư công "dắt" đầu tư tư nhân với cơ sở nào?

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Từ kết quả thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, tạo thêm dư địa từ nay tới cuối năm, cần ưu tiên thực hiện hiện quả hơn nữa mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tận dụng tốt các cơ hội và tạo không gian phát triển mới.

C

Hiện đang có nhiều yếu tố hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư công. Ảnh minh họa: Quốc Tuấn

Theo đó, tập trung đẩy mạnh 3 động lực tăng trưởng. Về tiêu dùng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, khai thác và phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Về đầu tư, quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xử lý, giải quyết nhanh các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư. Về xuất nhập khẩu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giữ vững và củng cố các thị trường truyền thống hiện có; tận dụng tốt các FTA đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định FTA mới. 

Có thể thấy trong 3 động lực này, việc đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đang chờ đợi "cú hích" từ chính sách giảm thuế dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 7 tới đây, qua đó sẽ tiếp tục giúp giá hàng hóa rẻ hơn, tăng chi tiêu nội địa, giảm thêm áp lực lạm phát. Trong khi đó, xuất nhập khẩu, đặc biệt xuất khẩu vẫn cần chờ sự phục hồi các thị trường đối tác bạn hàng lớn và sự linh hoạt của doanh nghiệp với chuyển đổi các thị trường. Động lực đầu tư đang dồn trọng tâm vào đầu tư công khi đầu tư tư nhân co hẹp và cũng chờ một "cú hích" từ vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài suy yếu.

Dẫn số liệu Tổng cục thống kê, 4 tháng đầu năm 2023 vốn nhà nước thực hiện tăng 17,9% so với cùng kỳ (svck) lên 131,2 nghìn tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng 10,8% svck trong 4 tháng đầu 2022; Tuy nhiên, vốn đầu tư công thực hiện 4 tháng đầu 2023 chỉ đạt khoảng 19% kế hoạch cả năm 2023 (so với 18,5% kế hoạch cả năm 2022 trong 4T22), CTCK VNDirect cho rằng do đó, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công trong những tháng tới để hoàn thành mục tiêu giải ngân hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công vào năm 2023.

Theo nhóm chuyên gia của VNDirect, hiện có thể nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ để đẩy nhanh hơn nữa các dự án đầu tư công trong năm nay, bao gồm:

Thứ nhất, nợ công của Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm qua: Nhờ tăng trưởng GDP khá trong giai đoạn 2016-2022 và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nợ công của Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 51% cuối năm 2016 xuống 40% vào cuối năm 2022 (ước tính của IMF), thấp hơn nhiều so với trần nợ công của Việt Nam là 60% GDP. Nợ công thấp tạo dư địa cho việc mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thứ hai, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam giảm mạnh kể từ đầu năm 2023: Tính đến ngày 10/5, trên thị trường sơ cấp, lợi suất trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 10 năm và 15 năm giảm 167 và 170 điểm cơ bản so với đầu năm, xuống lần lượt là 3,0% và 3,1%. Trên thị trường thứ cấp, lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm và 10 năm của Việt Nam giảm lần lượt 242 và 189 điểm cơ bản so với đầu năm, xuống lần lượt 2,6% và 3,2%. 

Thứ ba, lạm phát hạ nhiệt trong vài tháng vừa qua: Lạm phát của Việt Nam giảm xuống 2,8% svck trong tháng 4/2023 từ mức 4,2% svck trong quý 1/2023. "Khi áp lực lạm phát giảm bớt, Chính phủ có thể cân nhắc nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế", nhóm phân tích nhận định. Thực tế, điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong họp báo thường kỳ tháng 5.

Thứ tư, kế hoạch khởi công các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trước ngày 30/6: Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ngành Giao thông Vận tải hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công 3 tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuật và 2 đường vành đai gồm vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 TP.HCM. Các dự án này cần khởi công trước 30/6 năm nay. "Do đó, chúng tôi giữ nguyên dự phóng vốn nhà nước thực hiện tăng 25% so với thực tế thực hiện năm 2022", nhóm chuyên gia dự báo.

Có thể nói, hơn lúc nào, tâm điểm của các các chương trình hỗ trợ phục hồi đang dồn vào chương trình giải ngân ít nhất 95% trong tổng số vốn 712.000 tỷ đồng (30 tỷ USD). Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, "nếu chúng ta giải ngân hết 95% theo như Thủ tướng yêu cầu thì sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái và sẽ đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam". Ông nhận định vì vậy đầu tư công là vấn đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm nay, bên cạnh các động lực chính khác bao gồm khả năng khai thác từ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc.

Việc mở rộng tài khóa và thúc đẩy đầu tư công cũng là một trong những kiến nghị mà theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã kiến nghị lên Chính phủ, để tạo lực phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa tiền tệ - tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện cung tiền vẫn chưa thể ra được thị trường như kỳ vọng (kỳ vọng cung tiền M2 năm 2023 tăng khoảng 10%), một chính sách tài khóa tiếp tục là chủ lực, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm trong năm 2023, với việc đặt "gánh nặng" vào thúc đẩy đầu tư công có những con số rất rõ ràng cụ thể, đã và đang là kỳ vọng cho GDP không bị hạ quá sâu dưới sản lượng và tăng trưởng tiềm năng.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Đẩy mạnh đầu tư công trên cơ sở nào? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10