Nguy cơ lạm phát toàn cầu kéo dài từ những cuộc giải cứu

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia tin rằng, Mỹ tận dụng vị thế của đồng USD để giải quyết các vấn đề như việc bảo lãnh người gửi tiền của SVB, có thể khiến lạm phát kéo dài ở tốc độ cao hơn mức mà Fed mong muốn.

>> Khuynh hướng chính sách toàn cầu (Kỳ I): Lạm phát “hạ nhiệt”

Nguy cơ lạm phát dai dẳng...

Đầu tháng 3, thị trường đã dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ tăng lãi suất lên 6% trong năm nay. Tuy nhiên, quan điểm thị trường về nơi các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng lãi suất tiếp theo đã thay đổi trong tuần qua, khi cú sốc với lĩnh vực ngân hàng bắt nguồn từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Thậm chí, thị trường đã bắt đầu định giá việc cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản của Fed vào cuối năm.

Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã giảm trong tháng 2 nhưng vẫn ở mức cao. Theo dữ liệu của Bộ Lao động, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6% so với một năm trước. Ảnh: Reuters

Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã giảm trong tháng 2 nhưng vẫn ở mức cao. Theo dữ liệu của Bộ Lao động, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6% so với một năm trước. Ảnh: Reuters

Kerry Craig, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management đánh giá, các kỳ vọng không chắc chắn đang làm phức tạp bối cảnh đầu tư và độ trễ kéo dài của việc thắt chặt chính sách tích lũy đang bắt đầu gây ra hậu quả. Mức tăng tích lũy 450 điểm cơ bản của Fed trong năm qua đang có tác động đến nền kinh tế chung, với thị trường nhà đất chậm lại, điều kiện cho vay thắt chặt hơn và hoạt động đầu tư kinh doanh cũng bị cản trở.

Bất chấp tất cả những điều này, thị trường lao động Mỹ vẫn kiên cường, khi báo cáo  tháng 2 có thêm 311.000 việc làm tăng lên, ngoài con số 504.000 của tháng 1. Trong khi đó, tốc độ tăng tiền lương tiếp tục ở mức vừa phải và thấp hơn nhiều so với tốc độ lạm phát, nghĩa là tốc độ tăng tiền lương thực tế là âm.

Đối với các ngân hàng trung ương, tất cả chỉ tập trung vào lạm phát. Nhưng có một số thất vọng trong các cuộc họp của ngân hàng trung ương rằng, bất chấp tất cả các chính sách thắt chặt, lạm phát vẫn không giảm nhanh hơn. Vấn đề tranh luận chính là, không phải liệu giá có giảm ở Mỹ hay không mà là chúng sẽ giảm nhanh như thế nào?

Có thể thấy, tốc độ lạm phát đang giảm bớt khi áp lực do nguồn cung gây ra đã giảm bớt và nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thói quen chi tiêu đã thay đổi. Giá năng lượng đã thấp hơn so với một năm trước. Đây là tin tốt cho nhiều khía cạnh của triển vọng lạm phát. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022 trong khi lạm phát cơ bản không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tăng 5,5% so với cùng kỳ. Cả hai đều thấp hơn so với tháng 1 và các mức cao nhất tương ứng là 9% và 6,6% vào năm trước.

Chuyên gia tại tại JP Morgan cho rằng, những con số này vẫn còn cách xa mục tiêu lạm phát 2% của Fed và việc đạt được mục tiêu đó trong năm nay sẽ rất khó khăn. Thậm chí, lạm phát có thể kéo dài ở tốc độ cao hơn mức mà Fed mong muốn.

“Gần đây, việc tăng lãi suất mạnh mẽ đã bắt đầu gây thiệt hại cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Các hành động của Fed, Bộ Tài chính và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang nhằm cung cấp sự ổn định và hỗ trợ người gửi tiền có thể mâu thuẫn với việc tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất này.

Khi lạm phát tiếp tục giảm, Fed một lần nữa sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, với sự phức tạp gia tăng của an ninh thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương có thể sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao hơn với lập trường cứng rắn và những lời hoa mỹ về việc đưa nền kinh tế trở lại mức lãi suất 2%”, ông Kerry Craig nhận xét.

>> Khó "lay chuyển" đà tăng lãi suất sắp tới của FED

Bắt nguồn từ những cuộc giải cứu

Phân tích trên SCMP, chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie cho rằng, khi các ngân hàng thương mại phá sản, các ngân hàng trung ương sẽ lo lắng về việc làm chậm quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ. Điều này khiến thanh khoản có thêm thời gian để biến thành lạm phát và lãi suất có thể thấp hơn trong ngắn hạn do khủng hoảng ngân hàng, nhưng chúng sẽ cao hơn trong dài hạn.

Khách hàng xếp hàng bên ngoài một chi nhánh của Ngân hàng Thung lũng Silicon ở Wellesley, Massachusetts, Mỹ, ngày 13/3. Ảnh: Reuters

Khách hàng xếp hàng bên ngoài một chi nhánh của Ngân hàng Thung lũng Silicon ở Wellesley, Massachusetts, Mỹ, ngày 13/3. Ảnh: Reuters

Sự thất bại của SVB chỉ là ví dụ mới nhất về sự dư thừa tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Fed đã tung hàng nghìn tỷ USD vào chương trình nới lỏng định lượng trong thời kỳ đại dịch. Tất cả số tiền này không ngay lập tức dẫn đến lạm phát mà nó vẫn nằm trong hệ thống tài chính, khiến hệ thống trở nên cồng kềnh và nguy hiểm.

“Nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ của SVB cũng tương tự như nguyên nhân đằng sau cuộc khủng hoảng quỹ hưu trí gần đây ở Anh. Ngân hàng đặt các khoản tiền gửi ngắn hạn vào trái phiếu dài hạn và chịu thua lỗ khi lãi suất tăng.

Điều này đặt ra câu hỏi tiền gửi ngân hàng nên được đảm bảo như thế nào? Các khách hàng doanh nghiệp của SVB là những người chấp nhận rủi ro. Bảo lãnh cho họ cũng giống như giải cứu những người đã đưa tiền cho những kẻ buôn tiền lừa đảo vào năm 2008. Nó cho thấy sự thiếu tiến bộ trong công tác giám sát tài chính kể từ đó”, chuyên gia kinh tế Andy Xie nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia, sẽ có thêm nhiều ngân hàng phá sản và vỡ quỹ trái phiếu sắp tới, khi các ngân hàng trung ương trở nên chậm chạp hơn trong việc bình thường hóa chính sách tiền tệ. Người ta ước tính, Fed sẽ mất tới 7 năm để đảo ngược việc nới lỏng định lượng. Các cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ chỉ có nghĩa là nó mất nhiều thời gian hơn để sắp xếp lại trật tự. Nhưng thế giới dường như đang đi vào tình trạng lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970s.

“Mặc dù sức mạnh của Hoa Kỳ đã suy giảm, nhưng đồng USD vẫn chiếm ưu thế. Điều này phần lớn là do Bắc Kinh không sẵn sàng mở cửa hệ thống tài chính của mình với thế giới. Trung Quốc không phải là một giải pháp thay thế để tích trữ tiền tiết kiệm.

Mỹ dường như muốn tận dụng vị thế đặc biệt của đồng USD để giải quyết các vấn đề trong đó bảo lãnh người gửi tiền của SVB là ví dụ mới nhất. Từ vụ sụp đổ Dotcom năm 2000, đến vụ nổ cho vay dưới chuẩn năm 2008 và các vụ đổ vỡ ngân hàng lan rộng gần đây, Hoa Kỳ đã cho thấy việc không sẵn sàng với việc ngăn chặn rủi ro đạo đức đặc hữu trong hệ thống tài chính của mình và nhiều vấn đề hơn thế”, vị chuyên gia nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ lạm phát toàn cầu kéo dài từ những cuộc giải cứu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711622722 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711622722 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10