Giá vàng đang phải chịu áp lực lớn chỉ số USD Index, cùng với lập trường cứng rắn của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là FED, khiến giá kim loại quý giảm mạnh.
>>>“Bóng ma” suy thoái kinh tế Mỹ tạo lực đẩy giá vàng tuần tới?
Tại thị trường trong nước, trong phiên giao dịch sáng nay (ngày 1/7), giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp điểu chỉnh giảm từ 50.000 – 250.000 đồng/lượng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm đều 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, còn 68.150.000 đồng/lượng mua vào và 68.770.000 đồng/lượng. Mức điều chỉnh này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán được thu hẹp lại còn 620.000 đồng/lượng.
Tương tự, thương hiệu VietinBank Gold cũng giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 30/6, còn 68.150.000 đồng/lượng mua vào và 68.770.000 đồng/lượng. Trong khi đó, ngân hàng Eximbank giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, hiện còn 68.000.000 đồng/lượng mua vào và 68.600.000 đồng/lượng bán ra.
Cùng thời điểm trên, thương hiệu Phú Quý SJC niêm yết vàng miếng với mức giá 68.130.000 đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng và bán ra đạt 68.700.000 đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó. Thương hiệu DOJI Sài Gòn giảm giá vàng miếng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 30/6.
Cùng chung với xu hướng giảm của giá vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ cũng đồng loạt giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 30/6, còn 53.200.000 đồng/lượng mua vào và bán ra là 54.300.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện đang ở mức 14.470.000 đồng/lượng.
>>>Tăng mạnh lãi suất, FED đủ sức “đánh gục” giá vàng?
Tạ thị trường thế giới, thời điểm lúc 10 giờ sáng ngày 1/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng trên kitco.com giao động quanh mức giá 1.803 USD/ounce, giảm 17 USD/ounce so với cùng giờ sáng hôm qua. Giá vàng giao tháng 8/2022 cũng giảm 6 USD/ ounce giao dịch lần cuối ở mức 1.810 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đang phải chịu áp lực lớn chỉ số USD Index đang ở mức gần đỉnh 2 thập kỷ và có thể ghi nhận quý tốt nhất trong 5 năm, có thời điểm chỉ số USD Index tăng 0,28% lên 105,15. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Bên cạnh đó, lập trường cứng rắn của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc kiểm soát lạm phát bất chấp rủi ro có thể gây ra cho nền kinh tế, cũng đang làm suy yếu đáng kể sức hấp dẫn của kim loại quý.
Ngoài ra, giới đầu tư tiếp tục cho rằng, khả năng suy thoái kinh tế đang áp đảo nỗi lo lạm phát dù Mỹ vừa công bố chỉ số giá cả của chi phí tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5/2022 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó, họ tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào kim loại quý. Lập tức, giá vàng thế giới có lúc tăng mạnh 25 USD/ounce, từ 1.800 USD/ounce vọt lên 1.825 USD/ounce.
Tuy nhiên, việc tăng FED tăng thêm lãi suất sẽ giúp đồng USD tăng giá sẽ tác động không tốt đến giá vàng. Từ đó, giới đầu cơ mạnh tay bán vàng thu về lợi nhuận, khiến giá vàng hôm nay giảm mạnh xuống còn 1.806 USD/ounce vào lúc 6 giờ sáng.
Trong bối cảnh như hiện nay, các loại tài sản có độ an toàn cao như vàng và đồng USD được chọn làm nơi “trú bão”. Do đó, giới chuyên gia nhận định, vàng vẫn có triển vọng tăng giá. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý khó có khả năng tăng mạnh do thường biến động ngược chiều với giá USD.
Có thể bạn quan tâm
“Bóng ma” suy thoái kinh tế Mỹ tạo lực đẩy giá vàng tuần tới?
05:10, 26/06/2022
Tăng mạnh lãi suất, FED đủ sức “đánh gục” giá vàng?
05:16, 19/06/2022
Giá vàng SJC liệu có về sát với giá thế giới?
05:00, 16/06/2022
FED tiếp tục tăng lãi suất, giá vàng tuần tới giảm mạnh?
05:10, 12/06/2022
Áp lực lãi suất kéo giá vàng đi xuống
04:00, 11/06/2022