Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có một vấn đề là tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu, phụ kiện tại Việt Nam còn thấp.
Đó là một trong những hạn chế được ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại Diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại JETRO tại Hà Nội liên quan đến mối quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Ông Hironobu Kitagawa nhận định, thời gian gần đây, nhờ chi phí nhân công cạnh tranh cùng với cơ sở hạ tầng ổn định của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực, vì vậy, Việt Nam rất được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng, quy mô của thị trường với sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập người dân.
Có thể bạn quan tâm
11:42, 01/03/2019
10:58, 01/03/2019
10:32, 01/03/2019
02:04, 28/02/2019
12:00, 27/02/2019
Điểm lại dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 xếp vị trí số 2, với 380,2 triệu USD vốn đăng ký mới, mở rộng đầu tư, chiếm 15,5% tổng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Dự báo xu hướng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng cao.
Theo khảo sát mà Jetro đã thực hiện năm ngoái đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, 70% doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ rất mong muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đây là một tỷ rất cao khi so sánh với các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, theo khảo sát tại Nhật Bản, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đặt chi nhánh và có ý định mở rộng hoạt động tại Việt Nam đã tăng liên tiếp trong 3 năm qua.
Nhận định về sự thay đổi cơ cấu dòng vốn, ông Hironobu Kitagawa cho biết, đến thời điểm hiện tại đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam theo hướng thành lập cơ sở sản xuất là rất nhiều. Gần đây, đầu tư theo hướng tạo lập cơ sở bán hàng kinh doanh cũng thu hút sự quan tâm.
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ văn phòng JETRO phân tích các xu hướng thì các ngành nghề phi sản xuất chiếm khoảng 70%. Có được điều này là nhờ Việt Nam có một thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân số cùng tỷ lệ dân số trẻ cao trong cấu trúc dân số. Việt Nam hiện nhận được nhiều kỳ vọng về một thị trường với nhu cầu nội địa được dự đoán sẽ tăng trưởng trong tương lai. Các lĩnh vực cũng rất đa dạng từ giáo dục, nông nghiệp, khách sạn… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bị thiếu hụt nhân sự và đang lo lắng về sự hạn chế của nhu cầu nội địa Nhật Bản thì lực lượng lao động của Việt Nam cũng như sự mở rộng về nhu cầu tiêu dùng trong nước tại Việt Nam là một cơ hội hấp dẫn và trong tương lai sẽ nhận được quan tâm lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, ông Hironobu Kitagawa cũng chỉ ra khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể, theo khảo sát của JETRO đã thực hiện đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, lợi thế về mặt môi trường đầu tư là quy mô thị trường, tiềm năng tăng trưởng, nền chính trị xã hội ổn định, phí nhân công vẫn còn thấp.
Mặt khác, về mặt rủi ro môi trường đầu tư gồm sự tăng vọt về chi phí nhân công, việc vận dụng chưa rõ ràng và chưa hoàn thiện của khung pháp lý, sự phức tạp của thủ tục hành chính thuế chính là những yếu tố đang ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản.
Ngoài ra, JETRO cũng cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, một yếu tố khác đang khiến thị trường Việt Nam “kém” hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản đó chính là tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu, phụ kiện của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.
Cụ thể, tỷ lệ mua sắm tại Việt Nam chỉ là 34% trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%, do đó trong tương lai khả năng Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan hoặc Trung Quốc.