Nhà ở xã hội: Nhu cầu cấp bách… thực hiện ách tắc

Lan Vũ 10/05/2019 13:06

Đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu.

Ký túc xá Kim Đỉnh của Công ty Đỉnh Vàng

Ngân hàng chính sách cho vay tiền để xây nhà lưu trú tối đa trong vòng 7 năm, nhưng nhà lưu trú phải cần tới 10 - 20 năm mới có thể thu hồi được vốn

Mức cầu tăng cao

Mô hình nhà ở được xây dựng phổ biến xung quanh các KCN (nhà trọ do các gia đình hoặc cá nhân xây dựng), bên cạnh những thận lợi trong sinh hoạt và đi lại thì loại hình này còn rất nhiều tồn tại và bất cập. Căn nhà ở được xây dựng tùy tiện về vật liệu, hình thức, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Các căn hộ có diện tích nhỏ từ 8 - 15m2 cho từ 2 - 5 người thuê với chất lượng ở thấp ảnh hưởng tới tinh thần và sức khoẻ của người lao động. 

Để đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân KCN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất trong đó có nội dung phát triển nhà ở.

Chủ trương là thế, nhưng việc triển khai trên còn rất nhiều khó khăn. Tại Hải Phòng chỉ có một vài doanh nghiệp sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Điển hình cho mô hình này có khu ký túc xá Kim Đỉnh của Công ty Đỉnh Vàng, khu nhà ở nhà máy đóng tàu Nam Triệu, khu nhà ở công nhân nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nhà ở của Công ty Đại Tín… Các khu nhà với các căn hộ độc thân, thiếu các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu, xây dựng trong hoặc cạnh khu đất nhà máy xí nghiệp, xa các điểm dân cư phục vụ công nhân nội trú.

dự án của Công ty Đỉnh Vàng đã xây dựng xong 9 nhà ở 2 tầng, bố trí chỗ ở cho gần 1.000 công nhân

Dự án của Công ty Đỉnh Vàng đã xây dựng xong 9 nhà ở 2 tầng, bố trí chỗ ở cho gần 1.000 công nhân

Trao đổi với PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đào Trọng Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cho biết, trong năm 2018, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng đã đề xuất chủ trương xây thiết chế công đoàn, trong đó có nhà ở cho công nhân tại khu D, khu công nghiệp Tràng Duệ (Tràng Duệ là chủ đầu tư) với diện tích khoảng 4,5 ha. UBND TP Hải Phòng sẽ đảm nhận đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và KCN. Mới đây (2/5), UBND TP Hải Phòng đã có văn bản đồng ý chủ trương của LĐLĐ TP,  đây cũng là thiết chế công đoàn đầu tiên của Hải Phòng.

Nhà đầu tư không mặn mà

Thực tế, LĐLĐ đã đề xuất xây dựng nhà ở cho công nhân từ rất sớm, những năm 2009, 2010 nhưng TP chưa có đủ nguồn lực. Mà doanh nghiệp thì không mặn mà. Đầu tư nhà ở cho công nhân luôn cần vốn lớn, nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp. Doanh nghiệp họ cũng phải tính đến khả năng đầu tư thì bao giờ thu hồi được vốn. Trong khi đó, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ở mảng này còn nhiều hạn chế. Ngân hàng chính sách cho vay tiền để xây nhà lưu trú tối đa trong vòng 7 năm, nhưng nhà lưu trú phải cần tới 10 - 20 năm mới có thể thu hồi được vốn, chưa kể kèm theo đó là hàng loạt các thủ tục khá phức tạp - ông Trung cho biết thêm.

Theo ông Trung, khi có Quyết định 655/QĐ-TTg, LĐLĐ TP đã vận động các KCN dành quỹ đất xây dựng thiết chế công đoàn, trong đó có nhà ở công nhân. Tuy nhiên, nhiều KCN, CCN ưu tiên để các doanh nghiệp đầu tư. Cụ thể, năm 2016 Công ty TNHH Vsip Hải Phòng đã có văn bản sau cuộc họp với Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc xây dựng thiết chế công đoàn tại KCN này. Theo đó, Công ty Vsip cho rằng công năng của các công trình xây dựng thiết chế công đoàn trùng lặp với các công trình đang và sẽ xây dựng tại phần đô thị của dự án Vsip Hải Phòng. Nếu xây dựng các công trình thiết chế công đoàn tại đây sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của nguồn vốn đầu tư xây dựng. Hiện tại có KCN Nam Đình Vũ đề xuất và dành quỹ đất để xây dựng nhà ở công nhân. Tuy nhiên, vị trí của KCN Nam Đình Vũ lại chưa có đề án của Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Trung cho hay.

Được biết, tại nhiều dự án còn gặp không ít khó khăn trong việc GPMB. Đơn cử như dự án xây dựng khu nhà ở cho công nhân nhà máy phân bón DAP tại khu T2, phường Thành Tô, với tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013 với 84 căn hộ. Đến nay mới chỉ hoàn thiện các thủ tục đầu tư và GPMB. Các dự án còn lại công ty đang triển khai như nhà ở cho công nhân địa bàn các phường Hải Thành, Tân Thành (Dương Kinh) hiện mới chỉ dừng ở mức phê duyệt quy hoạch và GPMB.

Với trách nhiệm của LĐLĐ, chúng tôi sẽ tích cực phối hợp với UBND TP, các ban ngành đẩy nhanh tiến độ tại KCN Tràng Duệ - ông Trung nhấn mạnh.

Ách tắc do thiếu vốn

Theo báo cáo được Bộ Xây dựng mới được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ kỳ họp thứ 7: riêng nhà ở xã hội, báo cáo cho biết, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã giải ngân hết, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn do chương trình hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội không thuộc danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại nghị quyết 1023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Chấn chỉnh “cò”p/thổi giá nhà ở xã hội

    Chấn chỉnh “cò” thổi giá nhà ở xã hội

    15:07, 24/04/2019

  • Cảnh báo hành vip/trục lợi nhà ở xã hội

    Cảnh báo hành vi trục lợi nhà ở xã hội

    11:27, 20/03/2019

  • Cần một chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    Cần một chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    16:41, 21/02/2019

  • Không nước nào bán nhà ở xã hội thu tiền ngay như Việt Nam

    Không nước nào bán nhà ở xã hội thu tiền ngay như Việt Nam

    07:00, 25/02/2019

 Về giải pháp, hiện Bộ Xây dựng kiến nghị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá bán thấp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển nhà ở xã hội, chính sách nhà ở cho cán bộ công nhân viên theo tinh thần nghị quyết Trung ương 7 khoá 12, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế cũng nằm trong các giải pháp được nêu tại báo cáo.

Bộ cũng đề nghị Thủ tướng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhà ở xã hội: Nhu cầu cấp bách… thực hiện ách tắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO