Nhà ở xã hội “tiếp sức” cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Nhà ở xã hội là đường thoát tối ưu cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh các dự án bị ách tắc về pháp lý, thanh khoản thấp, thậm chí bằng 0.

>>> Đề xuất bỏ quy định 20% nhà ở xã hội cho thuê

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". 

Nguồn cung nhà ở xã hội đang kỳ vọng được gia tăng trong thời gian tới khi nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia vào phân khúc này.

Nguồn cung nhà ở xã hội đang kỳ vọng được gia tăng trong thời gian tới khi nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia vào phân khúc này. Ảnh: LV

Doanh nghiệp vào cuộc

Mới đây, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân công bố kế hoạch tập trung nguồn lực để triển khai cung cấp 50.000 căn hộ nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh thành cả nước, tạo nơi an cư cho hàng chục nghìn hộ gia đình trong giai đoạn 2022-2027. "Các dự án nhà ở xã hội sắp tới như một lời cam kết đi đường dài với phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp của tập đoàn", ông Tuấn cho hay.

Ông này cho biết thêm, doanh nghiệp đã chuẩn bị quỹ đất sạch để triển khai xây dựng nhà ở xã hội 5 năm. Một số dự án đã triển khai giai đoạn đầu tiên gồm Khu đô thị mới Mê Kông City và Khu nhà ở xã hội Phúc Long - Vĩnh Long; Khu đô thị mới Trà Vinh; dự án Golden City - tại Tây Ninh; Khu đô thị mới Nam Phan Thiết - Bình Thuận…

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Vinhomes cho biết, doanh nghiệp này phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội tập trung tại khu vực vùng ven những đô thị lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Quy mô của các dự án sẽ từ 50 - 60ha. Những dự án này nằm tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của Vinhomes. Dự kiến giá bán căn hộ tại đây sẽ dao động từ 300 - 950 triệu đồng mỗi căn.

Các chuyên gia đánh giá đây là diễn biến tích cực trong bối cảnh Chính phủ từng bước nới cơ chế thúc đẩy pháp lý, chính sách tín dụng, thuế cho các dự án nhà ở xã hội nhằm vực dậy phân khúc nhà ở giá thấp còn thiếu hụt nguồn cung này.

Bên cạnh Vinhomes, ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Viglacera cho hay, doanh nghiệp này đặt kế hoạch chuẩn bị và triển khai đầu tư mới khoảng 2.000ha khu công nghiệp, 200ha nhà ở trong giai đoạn 2022 - 2023.

Trong đó, đầu tư phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đồng bộ với phát triển khu công nghiệp hiện có như: Nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Đồng Văn IV (Hà Nam), Phú Hà (Phú Thọ), Đông Mai và Hải Yên (Quảng Ninh) hay Thuận Thanh, Yên Phong (Bắc Ninh).

Các doanh nghiệp cũng phần nào nắn nguồn lực đầu tư vào nhà ở xã hội để đa dạng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro khi thị trường địa ốc đứng trước phép thử khó khăn kiểm soát tín dụng, giá nhà đội lên quá cao vượt khả năng chi trả, lệch pha cung cầu và thanh khoản yếu dần.

Kỳ vọng 2 điểm sáng

Trước đây, giữa lúc thị trường bất động sản đang ở đáy của cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011, phân khúc nhà giá rẻ có thanh khoản tốt đã hâm nóng lại thị trường bị đóng băng suốt thời gian dài nhờ gói vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng).

>>> Nhà ở xã hội đội giá

Vì thế, việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ ở giai đoạn này không chỉ cứu doanh nghiệp mà còn có thể "rã đông" thị trường địa ốc. Các chuyên gia cho rằng khi tham gia phân khúc này, các chủ đầu tư kỳ vọng vào 2 điểm sáng về thanh khoản và nguồn tín dụng (cho cả chủ đầu tư và người mua).

Tuy nhiên, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH thương mại xây dựng Lê Thành đề xuất, muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội thì thủ tục pháp lý cần nhanh chóng hơn, phải có quy trình tiêu chuẩn riêng để xin chủ trương đầu tư dự án. Về khâu thẩm định giá bán cũng cần phải đơn giản hoá cho doanh nghiệp.

“Quy định cụ thể từ ngày nộp đơn vào bao nhiêu ngày thì sẽ được xử lý thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp khởi công dự án nhà ở xã hội. Khi có vấn đề phát sinh thì phải báo lại cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp được biết thay vì chờ đợi một cách vô định”, ông Nghĩa nói.

Các ngân hàng cũng vào cuộc thông qua việc triển khai chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội với quy mô 120.000 tỷ đồng. Trong đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài trong 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm. Sau thời gian này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo lãi suất định kỳ 6 tháng một lần.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở xã hội “tiếp sức” cho doanh nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380332 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380332 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10