Nhà thầu không mua được hồ sơ mời thầu

Diendandoanhnghiep.vn Sau gần 4 năm thực hiện Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đến nay vẫn còn những bất cập về chế tài xử lý các chủ thể chủ đầu tư, nhà thầu trong việc thực thi chức năng theo quy định của Luật Đấu thầu.

Tình trạng nhà thầu không mua được hồ sơ mời thầu với các chiêu cướp hồ sơ của nhà thầu, hết hồ sơ chưa in kịp, không tìm được nơi và người bán hồ sơ đang diễn ra khá phổ biến với nghìn lẻ một lý do

Tình trạng nhà thầu không mua được hồ sơ mời thầu đang diễn ra phổ biến với nghìn lẻ một lý do

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (gọi là Luật Đấu thầu số 43) thay thế Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 đã góp phần nâng cao tính hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu của các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu, từng bước chuyên nghiệp hóa trong hoạt động đấu thầu. Thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu trong những năm gần đây đã giảm được vốn đầu tư khoảng 7 – 8% là một kết quả đáng ghi nhận. 

Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh

Tuy nhiên sau gần 4 năm thực hiện Luật Đấu thầu đến nay cho thấy còn những bất cập trong đó nổi lên các quy định về chế tài xử lý các chủ thể chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn và kể cả các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi chức năng theo quy định của Luật Đấu thầu.

Chúng ta hy vọng Luật Đấu thầu 43 sẽ khắc phục các tồn tại Luật Đấu thầu 61 về sự chặt chẽ, về tính cụ thể chi tiết xử lý các hành vi làm sai luật, tuy nhiên thế vẫn chưa đủ. Lâu nay xã hội vẫn nhìn nhận và gắn các lỗi sai phạm là của nhà thầu, nhưng mấy năm gần đây các sai phạm thấy rõ hơn, nhiều hơn tập trung ở phía chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư các gói thầu ở các địa phương.

Tình trạng nhà thầu không mua được hồ sơ mời thầu với các chiêu cướp hồ sơ của nhà thầu, hết hồ sơ chưa in kịp, không tìm được nơi và người bán hồ sơ đang diễn ra khá phổ biến với nghìn lẻ một lý do. Khái niệm “quây thầu” không để chỉ hành vi của các nhà thầu dự thầu mà nay đang là các hành vi khá phổ biến của chủ đầu tư.

Mặc dù trong Luật đã có các chế tài xử phạt (Mục 1 chương XIII Luật 43) chế tài kiểm tra, giám sát (Mục 2 chương XII) và Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 nhưng vẫn chưa đủ mạnh nên các hành vi bất chấp pháp luật như trên vẫn tràn lan không có hồi kết.

Chúng ta rất hy vọng những quy định khá cụ thể, đủ chi tiết để không ai dám lạm dụng chính sách để chỉ định thầu nhằm mục đích của họ, nhưng tình trạng chỉ định thầu tràn lan đang diễn ra đáng lo ngại, có địa phương có đến 75% gói thầu được chỉ định thầu, chắc chắn trong đó không phải có điều kiện đúng như các trường hợp như quy định tai Điều 22 của Luật đấu thầu 43.

Để tiếp tục khắc phục tình trạng chỉ định thầu tràn lan cần phải có chế tài mạnh hơn nữa với chủ đầu tư và người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế lựa chọn nhà thầu.

Cần chế tài cho chủ đầu tư

Hiện nay cả Luật Đấu thầu số 43 và Luật Xây dựng đều hướng dẫn cùng nội dung về Hợp đồng. Trong đó lại có những nội dung hướng dẫn lại khác nhau, tình hình đó đang gây nhiều vướng mắc khi thực hiện. Kiến nghị chỉ nên quy định ở một luật mà nên quy định ở Luật Xây dựng. Riêng công tác đấu thầu quốc tế thì thực hiện theo hướng dẫn của FIDIC.

Luật phải quy định bắt buộc chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định về hợp đồng, tình trạng lựa chọn bỏ các quy định bất lợi cho chủ đầu tư (ví dụ: xử phạt, đền bù, tiến độ giao mặt bằng, kéo dài thời gian…) đang diễn ra khá phổ biến. Kiến nghị Nghị định hướng dẫn Luật thì trong đó cần có những nội dung quy định bắt buộc và các nội dung theo điều kiện cụ thể của từng gói thầu.

Trong quan hệ hợp đồng, phía nhà thầu phải thực hiện bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh thanh toán nhưng chủ đầu tư lại không chịu trách nhiệm gì. Tình hình đó là không bình đẳng và đây là nguyên nhân dẫn đến nợ đọng đã kéo dài nhiều năm nay.

Để hạn chế tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản cần có chế tài đối với chủ đầu tư theo nguyên tắc: Chủ đầu tư phải thực hiện bảo lãnh để đảm bảo vốn cho nhà thầu thực hiện gói thầu. Khi thanh toán còn 30% giá trị hợp đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện bảo lãnh giá trị thanh toán cho nhà thầu.

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cũng có đề cập vấn đề này nhưng chưa có cơ sở và chưa cụ thể, đề nghị chế tài này cần được đưa vào Luật xây dựng. Nhà thầu được quyền dừng thi công nếu chủ đầu tư không cam kết có vốn thanh toán khi nhà thầu đã hoàn thành khối lượng và thực hiện đủ thủ tục thanh toán theo quy định và gây nợ đọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà thầu không mua được hồ sơ mời thầu tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714245414 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714245414 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10