Nhận diện, giải pháp cho xuất khẩu nông sản

Nguyễn Hoài Bắc - Doanh nhân – Việt kiều Canada 31/01/2022 04:00

Doanh nghiệp và người nông dân cần sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để trở thành hệ sinh thái tuần hoàn.

>>Ùn tắc nông sản biên giới: Nghịch lý "đổ bỏ" và "thừa chỗ"

Vấn đề đặt ra không còn mới, bởi mỗi năm vào những tháng giáp hạt, người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu ngành hàng nông sản bước vào mùa vụ cuối năm để thu hoạch các mặt hàng nông sản tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Chuyện như đến hẹn lại lên và năm nào cũng vậy hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc luôn là đề tài nóng và rất nóng. Bởi nhiều lý do khác nhau mà hàng nông sản Việt Nam qua biên giới luôn gặp khó khăn, dồn ứ nhanh thì 10 ngày, chậm thì hàng tháng mới qua được cửa khẩu.

Là mặt hàng cần tươi sống, giao nhận nhanh chóng nhưng lại bị trì trệ đến mức không còn bảo đảm chất lượng để cho sinh hoạt hàng ngày của người dân bên kia biên giới. Không cam lòng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu đành đổ bỏ, không những thiệt hại lớn về kinh tế cho hệ thống dây chuyền từ nơi sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là người nông dân Việt Nam phải gánh chịu thiệt hại nhiều nhất.

Lỗi do đâu?

Nhận diện vấn đề đang xảy ra và lỗi do đâu cần phải được làm rõ. Nó không chỉ do chủ quan và khách quan mà chính chúng ta phải nhìn lại thực trạng của các chính sách đã ban hành. Từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến Bộ Công Thương và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cuối cùng mới đến người nông dân sản xuất ra mặt hàng nông sản.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông đã làm tốt vai trò của mình hay chưa, cũng là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Bởi Bộ này là bộ chủ quản hướng dẫn người nông dân sản xuất vật nuôi cây trồng, hướng dẫn người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng cao để sản xuất ra sản phẩm bảo đảm cung và cầu của thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.

Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối cho việc hàng hoá xuất nhập khẩu, Bộ cần làm tốt dự báo tình hình thị trường khu vực và thế giới. Việt nam đã ký nhiều hiệp định song phương và đa phương với hơn 15 quốc gia và khu vực, nhưng lâu nay việc xuất khẩu hàng nông sản chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, thị trường dễ tính nhất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam nhưng giá trị gia tăng thấp nhất.

Doanh nghiệp và người nông dân cần sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để trở thành hệ sinh thái tuần hoàn từ con giống đến cây trồng, chăm sóc, thu hoạch theo đúng tiêu chí của qui định chung thế giới và các nước sở tại như vệ sinh an toàn thực phẩm, trích xuất nguồn gốc và khả năng tiêu thụ tối đa và tối thiểu. Người nông dân vẫn là chủ thể chịu tác động lớn nhất, bởi sản xuất ra không bán buôn, tiêu thụ được sẽ phá sản, sẽ thiếu nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho nên phải lấy phương châm “thà ít mà tốt” mới tạo ra giá trị gia tăng, mới kiểm soát được đầu vào, đầu ra và nguồn vốn đầu tư “vừa và đủ” sẽ là yếu tố quan trọng cho việc thành bại của nghề nông.

>>Ùn tắc nông sản biên giới: Tăng cường liên kết vùng trồng và nhà máy

Lâu nay việc xuất khẩu hàng nông sản chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, thị trường dễ tính nhất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam nhưng giá trị gia tăng thấp nhất.

Lâu nay việc xuất khẩu hàng nông sản chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, thị trường dễ tính nhất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam nhưng giá trị gia tăng thấp nhất.

Lời giải nào?

Trước mắt chúng ta không có thế mạnh về công nhiệp, về máy móc thiết bị công nghệ cao xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam, nhưng chúng ta có thế mạnh về nông nghiệp. Chúng ta không cần nhiều cái nhất về sản lượng xuất khẩu như gạo, cà phê, thanh long, tôm cá… mà chúng ta cần cái nhất về sản phẩm chất lượng cao, về nguồn ngoại tệ thu về và chuỗi cung ứng ra thị trường thế giới không bao giờ đứt gãy.

Giải pháp cho việc xuất khẩu hiện tại và tương lai của Việt Nam không phải không có lời giải mà quan trọng chính là thực hiện nghiêm túc các qui định của thế giới và các nước chấp nhận nhập khẩu hàng hoá của chúng ta; bảo đảm tuyệt đối về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Các cơ quan chủ quản phải xây dựng chính sách sát thực tế, điều tiết nguồn hàng theo dự báo trúng và chuẩn. Doanh nghiệp xuất khẩu phải mở thị trường mới, bằng con đường chính ngạch; được đơn vị mua hàng và nước nhập hàng xác nhận. Người nông dân sản xuất theo các đơn hàng và chất lượng phải đúng qui định. Từ đó chúng ta không lo gì việc được mùa mất giá và không sợ mất cả vốn lãi và công sức.

Có thể bạn quan tâm

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Triển khai chức năng cảnh báo ùn tắc tại cửa khẩu

    Ùn tắc nông sản biên giới: Triển khai chức năng cảnh báo ùn tắc tại cửa khẩu

    04:03, 29/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Nghịch lý

    Ùn tắc nông sản biên giới: Nghịch lý "đổ bỏ" và "thừa chỗ"

    14:30, 25/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Tăng cường liên kết vùng trồng và nhà máy

    Ùn tắc nông sản biên giới: Tăng cường liên kết vùng trồng và nhà máy

    04:00, 24/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản

    Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản

    11:29, 23/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận diện, giải pháp cho xuất khẩu nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO