Vấn đề nhân sự luôn là thách thức lớn với đa phần các startups nhất là trong bối cảnh họ muốn vươn ra thị trường quốc tế.
Năm 2023, Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ), phối hợp cùng các đối tác tiến hành khảo sát: “Thực trạng và tình hình phát triển của các startups tại Việt Nam”. Khảo sát nhằm cung cấp thêm các thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng đưa ra các định hướng hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (KNST).
Theo kết quả khảo sát ở gần 200 doanh nghiệp KNST cho thấy, phần lớn doanh nghiệp KNST có quy mô dưới 10 nhân sự. Sự nhỏ gọn và linh hoạt về nhân sự này giúp các startups có khả năng đổi mới, thích nghi nhanh chóng với thị trường đang biến động. Ngược lại, các startup có quy mô từ 10-50 nhân sự trở lên thường có sự ổn định, thường hoạt động từ trên 5 năm, đã gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Trình độ học vấn của nhân sự đã thể hiện sự đa dạng và khả năng đổi mới trong môi trường làm việc của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhân sự đã tốt nghiệp đại học trở lên làm việc trong các startups chiếm phần lớn cho thấy trình độ, năng lực của các doanh nghiệp để đáp ứng các thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp có tỷ lệ nhân sự tốt nghiệp đại học dưới 25% chiếm tỷ lệ thấp (dưới 6%). Kết quả cho thấy một môi trường làm việc với đội ngũ học vấn cao, có khả năng nghiên cứu và áp dụng kiến thức chuyên môn sâu. Điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới và giải quyết các thách thức phức tạp một cách hiệu quả.
Đánh giá chung của kết quả khảo sát đã nhấn mạnh rằng học vấn, và giới tính chủ doanh nghiệp cho thấy một bức tranh đa chiều về độ đa dạng và cơ hội trong doanh nghiệp. Điều này phản ánh quy mô nhân sự rất phong phú, đa dạng, ổn định và tiềm năng phát triển. Đa dạng không chỉ là chìa khóa cho sự sáng tạo và hiệu suất mà còn đối mặt với thách thức quản lý và tận dụng nguồn nhân lực. Việc xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích sự đa dạng giới tính và học vấn sẽ tạo nên cơ hội mới và thúc đẩy sự tiến bộ trong thời kỳ biến động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn có tình trạng doanh nghiệp khởi nghiệp “không chịu lớn”. Qui mô doanh nghiệp của họ không vượt quá 5 – 10 nhân sự. Họ cho rằng, nếu phát triển lớn hơn họ sẽ gặp phải những thách thức về vốn, thị trường, quản trị doanh nghiệp, dòng tiền, nhân sự không theo kịp sự phát triển… Hơn nữa, ở một số doanh nghiệp, CEO/Founder làm từ A-Z cũng vẫn còn có. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp khởi nghiệp.
Vì vậy, trong các cuộc thi khởi nghiệp, vấn đề này được đánh giá cao, có thang điểm qui định rõ ràng như: năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự, phân công nhiệm vụ của ban điều hành, kinh nghiệm và thế mạnh của từng nhân sự (sale, phát triển sản phẩm, tài chính, đổi mới sáng tạo …), năng lực đội ngũ có đáp ứng được định hướng phát triển của dự án…
Vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân sự trong doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần được quan tâm. Việc doanh nghiệp “không chịu lớn” hay trong khoảng thời gian 1-2 năm mà doanh nghiệp thiếu chiến lược, không có định hướng phát triển thì nhân sự dễ dàng rời bỏ, tìm đến những nơi khác có cơ hội hơn. Điều này đòi hỏi các CEO/FOUNDER không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, người truyền cảm hứng trong doanh nghiệp, trở thành linh hồn để anh em tin tưởng, cùng quyết tâm phấn đấu.
Có thể bạn quan tâm
Người cố vấn khởi nghiệp và hành trình mentoring: Nấc thang thành công của dự án khởi nghiệp
10:06, 13/08/2023
Bế giảng Khóa đào tạo Cố vấn và hành trình Mentoring tại khu vực Đông Nam bộ
22:34, 12/08/2023
Khai giảng Khóa Đào tạo cố vấn và hành trình Mentoring tại khu vực Đông Nam bộ
10:00, 11/08/2023