Cơ quan kiểm dịch thực vật Nhật Bản vừa cấp thêm mã số vùng trồng cho 27 ha vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để xuất khẩu sang thị trường nước này.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 77 ha vải thiều tại huyện Lục Ngạn được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Nhật Bản. Vườn vải đủ tiêu chuẩn cấp phải đáp ứng các điều kiện về, vườn độc canh vải, sạch sẽ, liền khoảnh. Sau khi được cấp mã vùng, các doanh nghiệp sẽ khảo sát, liên kết đặt hàng sản xuất người dân.
Trước đó, tại Lục Ngạn cũng có hơn 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Được biết, hiện nay, trà vải sản xuất để xuất khẩu đang ra hoa. Để cây trồng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này khuyến cáo các nhà vườn tập trung theo dõi, cắt các cành nhiễm sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa phát triển tốt; chú ý bón phân và giữ ẩm vừa phải, sử dụng các loại phân trung, vi lượng.
Có thể bạn quan tâm
00:00, 02/01/2020
01:51, 14/02/2020
21:53, 25/02/2020
00:00, 12/03/2020
04:25, 07/03/2020
Năm 2020, lần đầu tiên Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu vải thiều của Việt Nam. Đây là một cơ hội rất lớn cho vải thiều Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng.
Để bảo đảm số lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, huyện Lục Ngạn đã rà soát 18 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 218 ha và 40 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2019 tại các xã: Thanh Hải, Hồng Giang, Quý Sơn, Giáp Sơn và một số vùng khác.
Hiện đã có 2 doanh nghiệp xuất khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, tỉnh Bến Tre và Công ty cổ phần AMEII Việt Nam đã trực tiếp lên các nhà vườn tại Lục Ngạn khảo sát, xúc tiến việc thu mua vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đại diện phía Công ty AMEII Việt Nam (có trụ sở tại số 1, ngõ 43, đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho hay, dự kiến năm nay doanh nghiệp này sẽ thu mua và xuất sang Nhật Bản khoảng 50 tấn vải thiều của Lục Ngạn.
Vụ vải thiều năm 2019 của Bắc Giang thắng lợi với tổng sản lượng tiêu thụ toàn tỉnh đạt trên 147.000 tấn, tổng giá trị đạt được mức kỷ lục trên 6.300 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm ngoái.
Đáng chú ý năm 2019 là năm đầu tiên huyện Lục Ngạn có sản phẩm vải thiều hữu cơ với diện tích 20 ha. Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: “Các vườn vải tham gia mô hình vải thiều hữu cơ được lắp camera giám sát, nhật ký chăm sóc là nhật ký điện tử, bảo đảm quá trình trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn an toàn, chúng tôi rất tự tin quả vải thiều Lục Ngạn có thể chinh phục được người tiêu dùng Nhật Bản”.
Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, năm nay vải thiều của Lục Ngạn sẽ được mùa hơn năm 2019.