Nhật Bản sẽ ra sao khi theo đuổi chủ nghĩa tư bản kiểu mới?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 03/06/2022 05:10

Trong chiến dịch tranh cử Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida cam kết theo đuổi chủ nghĩa tư bản kiểu mới, chuyển từ hình thái “tân tự do” hậu Abenomics sang phân phối của cải công bằng hơn.

Thủ tướng Nhật và nội các mới

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và nội các mới

>> “Ẩn họa” từ tư bản dữ liệu

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, không ngừng “vá lỗi” sau các cuộc khủng hoảng mang tính chất chu kỳ. Ngày nay, hình thái “chủ nghĩa tư bản nhà nước” đang thịnh hành. Tức là sự kết hợp giữa nhà nước và nhà tư bản ở cấp độ khó phân biệt, làm cho tính chất bóc lột trở nên lu mờ. Tuy nhiên, sự tập trung của cải vật chất vào tay giới chủ ngày càng lớn hơn. Bảng xếp hạng Forbes về các tỷ phú thế giới ngày càng dài, quy mô tài sản tăng phi mã, trong khi số lượng người có nguy cơ đói kém lại tăng lên.

Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản là một vấn nạn, khiến năng suất lao động và khả năng sáng tạo giảm xuống, đồng thời số lượng người hưởng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều.

Là mặt trái sau thời gian dài phát triển tốc độ cao, vận hành xã hội công nghiệp cao độ tước đi bản năng tự nhiên của người Nhật. Trào lưu độc thân, không kết hôn, tỷ lệ sinh rất thấp,…dẫn đến thiếu hụt lao động, suy thoái kinh tế.

Trong 2 thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới lần đầu tiên đối mặt với bài toán an sinh xã hội, tới hạn mô hình tăng trưởng và già hóa dân số; rủi ro phi truyền thống. Áp lực dồn lên người nghèo.

Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa tư bản kiểu mới ở Nhật được kỳ vọng sẽ đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng và tái phân phối của cải xã hội từ tăng trưởng - theo hướng san sẻ nhiều hơn cho tầng lớp yếu thế.

Nói cách khác, để tồn tại, chủ nghĩa tư bản cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối. Thủ tướng Fumio Kishida lập luận “không có phân phối thì không có tăng trưởng tiếp theo. Chỉ khi các thành quả của tăng trưởng được phân phối một cách hợp lý thì mới có tăng trưởng”.

>> “Vén màn” kinh tế Nhật hậu Abe

Thủ tướng Kishida đưa ra chiến lược tăng trưởng của mình bao gồm 4 trụ cột: thúc đẩy phát triển khoa học-công nghệ; mang lại sức sống mới cho các vùng kinh tế và tầm nhìn về quốc gia thành phố vườn kỹ thuật số; kết nối với phần còn lại của thế giới; đảm bảo an ninh kinh tế; và xóa bỏ sự bất an trong xã hội có nhiều người già trên 100 tuổi.

Thủ tướng Fumio Kishida lập luận “không có phân phối thì không có tăng trưởng tiếp theo...

Thủ tướng Fumio Kishida lập luận “không có phân phối thì không có tăng trưởng tiếp theo..."

Quan điểm về chủ nghĩa tư bản kiểu mới ở Nhật không hẳn mới. Mô hình này đã áp dụng rất thành công ở các quốc gia Bắc Âu - “mô hình Scandinavi” (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Iceland) .

Chủ nghĩa tư bản kiểu mới thường được gọi là “dân chủ xã hội” dựa trên khả năng phân phối của cải một cách đồng đều. Nhờ vậy, mâu thuẫn giữa tư bản và làm thuê được dàn xếp ổn thỏa, ở đây nhấn mạnh vai trò của nhà nước phúc lợi, cầm cân nảy mực, nắm trong tay khối quỹ khổng lồ sẵn sàng chi thoáng cho người dân.

Có thể nói, phúc lợi xã hội và an ninh chính sách là cốt lõi của Nhà nước phúc lợi, chủ yếu ở các khía cạnh như: lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục bắt buộc, hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí, bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn công nghiệp, phụ cấp cho gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp nhà ở, trợ cấp thực phẩm,...

Khuynh hướng dịch chuyển của chủ nghĩa tư bản ngày càng gần hơn với lý tưởng xã hội chủ nghĩa - lý thuyết chủ trương xóa bỏ bất công, bóc lột; xây dựng hệ thống an sinh hiện đại; tối đa hóa quyền và nghĩa vụ công dân.

Nền tảng Nhật Bản hoàn toàn đủ khả năng chuyển đổi sang nhà nước phúc lợi, nhờ hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, trình độ văn hóa, nhận thức rất cao; quan trọng nhất là nền kinh tế giàu chất xám có thể tạo ra dư địa tăng trưởng mạnh mẽ.

Đây là sự vận động đúng quy luật của các hình thái kinh tế xã hội, theo hướng dân chủ, và chủ nghĩa tư bản đối diện với bài toán buộc san sẻ lợi nhuận, tuân thủ luật chơi do giới chính trị đặt ra.

Mỹ, Trung Quốc, châu Âu bắt đầu “đặt vấn đề” với các tập đoàn khổng lồ. Cuộc chiến này chưa có hồi kết thúc. Nhưng đa phần quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị sẽ đạt được trạng thái thỏa hiệp để cùng nhau tồn tại. Lý tưởng dân chủ vì thế là mong muốn khắc khoải.

Có thể bạn quan tâm

  • Phép thử nặng liều cho chủ nghĩa tư bản (Bài 1)

    Phép thử nặng liều cho chủ nghĩa tư bản (Bài 1)

    06:00, 06/05/2020

  • Bài IV: Chủ nghĩa tư bản ngày nay

    Bài IV: Chủ nghĩa tư bản ngày nay

    05:00, 03/05/2021

  • Bài V: Chủ nghĩa tư bản đang thay đổi như thế nào?

    Bài V: Chủ nghĩa tư bản đang thay đổi như thế nào?

    06:30, 04/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhật Bản sẽ ra sao khi theo đuổi chủ nghĩa tư bản kiểu mới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO