Hiện đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được khoảng 10.000 cơ sở, tuy nhiên vẫn còn còn 38.140 cơ sở đã đưa vào hoạt động còn tồn tại, không có khả năng khắc phục theo các tiêu chuẩn về PCCC.
>>23 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự triển lãm quốc tế về phòng cháy, chữa cháy
Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh - Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về phòng cháy, chữa cháy được tổ chức ngày 20/7 tại Hà Nội.
Những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được tăng cường, cùng với đó, nhà và công trình ngày càng được xây dựng nhiều, gia tăng cả về số lượng, quy mô, tính chất hoạt động. Theo đó, tình hình cháy, nổ cũng diễn biến ngày càng phức tạp, số vụ cháy, thiệt hại do cháy gây ra có chiều hướng gia tăng, có nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, điển hình như vụ cháy tại quán karaoke An Phú nằm trên đường Trần Quang Diệu, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 06/9/2022 làm chết 32 người và nhiều vụ cháy nhà dân, nhà vừa để ở vừa kinh doanh làm nhiều người trong một gia đình bị chết, trong đó có nhiều trẻ em….
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC trên toàn quốc. Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07 ngày 07/10/2022 chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra đối với 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và CNCH. Qua rà soát, kiểm tra phát hiện có 47.719 cơ sở trên tổng số 1.182.722 cơ sở được rà soát còn tồn tại, vi phạm về PCCC.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05/4/2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC, Bộ Công an đã ban hành Điện chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC. Chỉ đạo đơn vị chức năng ban hành văn bản hướng dẫn, thành lập các tổ công tác thường trực theo dõi, hướng dẫn Công an các địa phương, doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thiết lập đường dây nóng của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH và Công an 63 địa phương để chủ động tiếp nhận thông tin, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc về PCCC.
Đồng thời Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cũng tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC khu vực miền Bắc, Trung, Nam. Tổ chức 2 hội nghị với Công an các địa phương trọng điểm bàn các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC và sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về PCCC.
"Hiện đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được khoảng 10.000 cơ sở, tuy nhiên vẫn còn còn 38.140 cơ sở hiện hữu trên tổng số 1.182.722 cơ sở được rà soát đã đưa vào hoạt động còn tồn tại, không có khả năng khắc phục theo các tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật về PCCC tại thời điểm thẩm duyệt hoặc đưa vào sử dụng, buộc phải sửa chữa, khắc phục. Trong đó chủ yếu là Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (chiếm 26,2%); cơ sở lưu trú (chiếm 14,5%); cơ sở giáo dục (chiếm 12,8%); cơ sở công nghiệp (chiếm 12,1%); cơ sở công cộng (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa...) chiếm 11,1%; cơ sở thương mại (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị...), chiếm 8,3%; cơ sở nhà chung cư, nhà ở ký túc xá (chiếm 4,3%);..... Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh - Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết.
>>Vướng mắc về PCCC, 7 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ
Hiện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đang tích cực tham mưu cho Bộ Công an sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và triển khai nhiều giải pháp để hướng dẫn các cơ sở khắc phục tồn tại, vi phạm về PCCC. Tuy nhiên, thời gian qua, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH vẫn nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC.
Chia sẻ tại buổi buổi đối thoại ông Nguyễn Hồng Hải, Ủy viên Ban chấp hàng Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam cho biết, theo các danh mục thiết bị phòng cháy, chữa cháy mà các cảng biển phải đầu tư như xe chữa cháy, tàu chữa cháy, nguồn lực chuyên ngành triển khai… ước tính chi phí lên đến cả trăm tỷ đồng cho mỗi cảng biển. Đó là còn chưa bao gồm chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng... Điều này sẽ làm tăng chi phí logistics qua đó làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Ông Hải kiến nghị bãi bỏ quy định về trang bị xe và tàu chữa cháy riêng tại từng doanh nghiệp cảng biển. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp cảng thuộc cùng một khu vực cụm cảng được sử dụng chung phương tiện xe, tàu chữa cháy. Các phương tiện này sẽ do cơ quan nhà nước Cảng vụ, Công an phòng cháy chữa cháy tại từng khu vực cảng biển đảm nhận trang bị và thu phí nếu có sự cố xảy ra...
Giải đáp ý kiến của ông Hải, Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, phải xác định rõ vấn đề cơ sở cảng biển hay bến cảng. Nếu là cảng biển có quy định ở Bộ Luật Hàng Hải.
"Hiện nhiều nội dung trong Quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy còn thiếu tính thực tế không sát với tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng, lấy ý kiến cho dự thảo, chúng tôi đã gửi dự thảo đến 50 Hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trong nước và 39 hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài để xin ý kiến góp ý. Kết quả chỉ có 1/50 Hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trong nước gửi ý kiến đóng góp trong khi đó hầu hết các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài đều gửi ý kiến. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong nước thiếu tính chủ động và chỉ khi vấn đề phức tạp xảy ra mới đưa ra ý kiến", ông Nguyễn Đỗ Tùng Cương, Chủ tịch Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam cho biết.
Ngoài ra, liên quan đến câu hỏi làm thất lạc hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC, Thiếu tướng Tuấn Anh cho rằng, đây đầu tiên là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, tuy nhiên việc làm thất lạc hồ sơ và bây giờ phải thẩm duyệt lại là không đúng. “Tôi khẳng định không có quy định nào về việc làm thất lạc hồ sơ phải thẩm duyệt lại. Bởi thẩm duyệt là việc làm trước khi thi công chứ không phải là xong rồi mới thực hiện. Chỉ có trong trường hợp cải tạo, thay đổi công năng… mới phải thẩm duyệt lại”, Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
23 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự triển lãm quốc tế về phòng cháy, chữa cháy
14:40, 19/07/2023
Quy định phòng cháy, chữa cháy gây khó khăn cho doanh nghiệp
16:34, 31/05/2023
Gỡ vướng mắc về phòng cháy chữa cháy, không để doanh nghiệp đóng cửa
15:43, 31/05/2023
Doanh nghiệp phản ánh nhiều bất cập về quy định phòng cháy, chữa cháy
05:41, 28/05/2023
Vướng mắc về PCCC, 7 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ
13:33, 19/06/2023
Cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá
03:20, 17/06/2023
Quy định về PCCC đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
05:00, 27/05/2023