Nhiều nguyên nhân gây “tắc” thu hút đầu tư tại Đà Nẵng

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2023, TP. Đà Nẵng đã triển khai các giải pháp thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân gây “tắc” như tiến độ khu công nghiệp, pháp lý đất đai,...

>>Nhiều đề xuất hỗ trợ cho doanh nghiệp Đà Nẵng

Trong năm 2023, Đà Nẵng đã đặt chủ đề năm là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư; giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”; thu hút đầu tư trong, ngoài nước và các hoạt động đối ngoại. Theo kết quả,  tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) ước tăng 2,58% so với năm 2022.

Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, Đà Nẵng xếp thứ 54/63 địa phương, thứ 4/5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và thấp nhất trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Có thể thấy, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng của Đà Nẵng đến nay vẫn không đạt kết quả như mong đợi.

a

Theo lũy kế, Đà Nẵng đã có 1.017 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,25 tỷ USD, 374 dự án trong nước ngoài KCN với tổng vốn đầu tư là 195.000 tỷ đồng, 399 dự án trong nước trong KCN với vốn đầu tư 32.916,2 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực thu hút đầu tư, tính đến ngày 30/12/2023, Đà Nẵng đã cấp mới và điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 57 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58.172,53 tỷ đồng. Đồng thời, địa phương cũng thu hút được 202,643 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài FDI, trong đó cấp mới 110 dự án với vốn đăng ký cấp mới là 171,407 triệu USD.

Lũy kế đến nay, Đà Nẵng đã có 1.017 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,25 tỷ USD, 374 dự án trong nước ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 195.000 tỷ đồng. Cùng với đó là 399 dự án trong nước trong khu công nghiệp với vốn đầu tư 32.916,2 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng, các nhiệm vụ giải pháp xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư luôn được triển khai trong năm vừa qua. Đà Nẵng cũng đã chú trọng triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ban hành quy trình chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung,... Song song là kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu công nghiệp mới (Hòa Cầm - giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh) và Khu công nghiệp Hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng; thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các dự án chậm tiến độ.

Ngoài các kết quả trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng nhìn nhận đến nay công tác thu hút đầu tư của địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, vị này cho hay hoạt động xuất, nhập khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn, trong khi nhiều nước gia tăng tiêu chuẩn đối với xuất, nhập khẩu, một số chuỗi cung ứng bị gián đoạn, áp lực cạnh tranh từ các nước khu vực, Châu Á tăng.

Đà Nẵng đãng chốt phương án giảm tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư.

Đà Nẵng đãng chốt phương án giảm tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư.

Cùng với đó, tiến độ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp (KCN) Hòa Cầm giai đoạn 2 còn chậm, do nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập thủ tục. Đối với KCN Hòa Nhơn hiện đang triển khai điều chỉnh Quy hoạch phân khu, sau khi hoàn thành sẽ lập các thủ tục đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để triển khai các bước tiếp theo, một số dự án chưa phù hợp quy hoạch phải chờ quy hoạch phân khu phê duyệt mới thực hiện được phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt thiết kế cơ sở..., một số dự án vướng mắc đất đai theo các kết luận thanh tra, bản án chờ được tháo gỡ.

“Thời gian thực hiện các thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật khá dài. Mặc dù thành phố đã tập trung nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nhưng công tác triển khai quy hoạch phân khu vẫn còn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân”, bà Hương cho biết.

Tại buổi gặp mặt chính quyền Đà Nẵng và doanh nghiệp vừa qua, nhiều đơn vị cho hay đang gặp nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ để triển khai dự án. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đề gặp khó ở lĩnh vực đất đai như chuyển đổi mục đích, thuê nhà xưởng, xây dựng,...

Bà Trần Thị Kim Anh, đại diện Công ty CP Đầu tư Mia cho biết, đơn vị nhận chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2023 và hiện đang thực hiện các thủ tục để triển khai xây dựng. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn đang phải chờ quy hoạch phân khu để đảm bảo thủ tục pháp lý mới triển khai dự án được.

“Doanh nghiệp rất cần thành phố hỗ trợ để sớm hoàn thiện dự án và đi vào hoạt động”, bà Anh kiến nghị.

Ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định “sức khoẻ” của doanh nghiệp, nhà đầu tư là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, ông Chinh cũng cho rằng sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì đây chính là nhân tố bảo đảm việc phát huy hiệu quả các nguồn ngoại lực, tạo thành nguồn lực tổng hợp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.

“Sự phát triển của thành phố gắn liền với sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Một thành phố không thể phát triển nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, luôn sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy tối đa tài năng, trí tuệ, tâm huyết, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, bền vững”, ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

Được biết, chủ đề năm 2024 của Đà Nẵng là “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Vì vậy, Đà Nẵng sẽ tích cực trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư, tạo cơ chế chính sách đột phá để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng thời gian qua các dự án đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến nhiều Sở, ngành cho nên giai đoạn tới các Sở, ngành cần phải “xắn tay” cùng phối hợp giải quyết, thực hiện thủ tục song song cùng lúc. Cùng với đó, mỗi dự án, doanh nghiệp có khó khăn vướng mắc pháp lý khác nhau, vượt thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền của TP. Đà Nẵng mà là của Trung ương nên địa phương cũng cần chủ động đề xuất, kiến nghị các cẩm thẩm quyền.

Theo đánh giá, việc Đà Nẵng tìm cách để giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong thẩm quyền, khuôn khổ pháp luật cho phép... sẽ tạo “trợ lực” cho cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, tạo môi trường đầu tư tốt hơn, doanh nghiệp sẽ gặp ít khó khăn hơn, kinh tế Đà Nẵng sẽ sáng hơn ở năm 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều nguyên nhân gây “tắc” thu hút đầu tư tại Đà Nẵng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714218770 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714218770 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10