Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu nhiều nhóm hàng chủ lực giảm sâu và nhập khẩu một số mặt hàng lại tăng vọt đã đẩy số nhập siêu tăng mạnh chỉ trong 2 tuần tết năm nay.

>> Xuất khẩu khởi sắc nhưng không chủ quan

fd

Trong kỳ 1 tháng 2/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt tới 3,9 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2, cả nước nhập siêu 2,53 tỷ USD.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02/2022 (từ ngày 01/02 đến ngày 15/02/2022) đạt 21,41 tỷ USD, giảm 33,8% (tương ứng giảm 10,92 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 01/2022, chủ yếu do rơi vào kỳ nghỉ Tết.

Tuy nhiên, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/2, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước vẫn ghi nhận tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, khi đạt 81,69 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 56,91 tỷ USD, của khối doanh nghiệp trong nước là 24,78 tỷ USD, lần lượt tăng 6,9% và 17% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong kỳ 1 tháng 2/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt tới 3,9 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2, cả nước nhập siêu 2,53 tỷ USD.

Thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2 năm nay đạt 8,75 tỉ USD, giảm đến 50,5% (tương ứng giảm 8,93 tỉ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 1.2022 do có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã giảm mạnh trong kỳ này. Cụ thể, xuất khẩu hàng dệt may giảm 1,41 tỉ USD, tương ứng giảm 67,3%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 1,1 tỉ USD, tương ứng giảm hơn 51%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,01 tỉ USD, tương ứng giảm 38,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 875 triệu USD, tương ứng giảm 35,2%...

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2022 đạt 12,66 tỷ USD, giảm 13,6% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 1/2022 chủ yếu do một số nhóm hàng như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 19,3%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 23,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 6,7%...

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2022 đến 15/02/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2022 đến 15/02/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

>> Doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt bị “chặn đường” vào Mỹ

Tuy nhiên, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/2, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của cả nước đạt 42,11 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, do một số nhóm hàng tăng như: vải các loại tăng 36,8%; sắt thép các loại tăng 37%; hóa chất tăng 42,8%...

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 02/2022 đạt 8,65 tỷ USD, giảm 11,4% (tương ứng giảm 1,1 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 01/2022. Tính đến hết ngày 15/02/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 28,14 tỷ USD, tăng 16,9% (tương ứng tăng 4,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 66,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Như vậy, trong nửa đầu tháng 2 (từ mùng 1 - 15 tháng giêng âm lịch), cán cân thương mại thâm hụt gần 4 tỉ USD. Câu hỏi đặt ra hiện nay là, liệu nhập siêu ngay từ đầu năm có đáng lo ngại? Trả lời thắc mắc này, đã nhiều lần Bộ Công Thương cũng như các chuyên gia kinh tế đều khẳng định không đáng lo. Hơn nữa, đầu năm là thời điểm các doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, tư liệu để chuẩn bị sản xuất đơn hàng xuất khẩu cho các tháng tiếp theo.

Thực tế năm 2021 đã cho thấy, suốt 9 tháng Việt Nam liên tục nhập siêu, thặng dư thương mại chỉ trở lại ở quý cuối cùng và kết quả cả năm 2021 vẫn xuất siêu tới 4 tỷ USD.

Bộ Công Thương đã đặt ra mục tiêu cho năm 2022 là kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.

Trong báo cáo mới đây về tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2022, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thế giới sẽ đạt đỉnh và các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong suốt năm 2022, tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ duy trì trên mức tiềm năng.

Nhìn chung, các hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn có nhiều dư địa để tăng trưởng trong năm 2022, được hỗ trợ bởi nhu cầu bên ngoài ngày càng tăng và các thỏa thuận thương mại như EVFTA, UKVFTA và RCEP.

Tuy nhiên, con đường phía trước không chỉ có “màu hồng”, bởi trong báo cáo tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn. 

Tốc độ đa dạng hóa thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm, chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, chưa tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. Một số nông sản quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc kéo dài tại cửa khẩu. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao.

Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường thế giới, và những mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu chính hoàn toàn có thể sản xuất ở một quốc gia khác trong khu vực. Do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2022 cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714334154 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714334154 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10