Nhìn lại chứng khoán tuần qua: Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào?

NGUYỄN LONG 13/03/2022 04:55

Bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã làm tăng lo lắng cho giới đầu tư, khiến họ chủ động thoát khỏi các tài sản rủi ro như chứng khoán.

>>Nhiều hãng vận chuyển từ chối thị trường Nga, TNG gặp rủi ro?

Nhà đầu tư đã chứng kiến một tuần giao dịch nhiều biến động của thị trường do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine (Ảnh: Nguyễn Long).

Nhà đầu tư đã chứng kiến một tuần giao dịch nhiều biến động của thị trường do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine (Ảnh: Nguyễn Long).

VN-Index giảm điểm trong tuần này trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số lao dốc mạnh trong 2 phiên đầu tuần (07 - 08/03) trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về chiến sự Nga - Ukraine kéo dài và chủ động thoát khỏi những tài sản rủi ro. Lực bán dồn mạnh vào các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, TCB, HPG khiến cho chỉ số lao dốc khá nhanh và đã có thời điểm rơi xuống dưới ngưỡng 1.460 điểm. Nhưng lực cầu bắt đáy tại ngưỡng hỗ trợ này đã giúp chỉ số thu hẹp đà giảm đôi chút khi kết thúc tuần. Nhìn chung, phe bán vẫn chiếm ưu thế trong tuần nhưng thanh khoản vẫn chưa tạo được sự đột biến đáng kể nào, cho thấy đà giảm có thể sẽ không kéo dài lâu.

Kết thúc tuần giao dịch, VN Index giảm 38,79 điểm (-2.58%) về mức 1.466,54 điểm, còn HNX Index giảm 1,86% về mức 442,20 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 845 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 1,07% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 141 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 21,69%.

Biến động chỉ số VN-Index tuần qua.

Biến động chỉ số VN-Index tuần qua.

>>Căng thẳng Nga - Ukraine và những nhóm cổ phiếu "hưởng lợi"

Thị trường chứng khoán giảm điểm trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới bắt đầu cho thấy những tín hiệu hồi phục đầu tiên. Theo đó, tâm lý giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể. Thanh khoản từng phiên và cả tuần đều sụt giảm cho thấy dòng tiền vẫn đang lựa chọn đứng ngoài quan sát.

Xét theo mức độ đóng góp, MSN, VHM, HPG và GAS là những mã có ảnh hưởng xấu nhất đến VN-Index trong tuần qua, kéo giảm tổng cộng hơn 13 điểm. Ở chiều ngược lại, bộ đôi DPM và DCM giúp VN-Index hồi phục chỉ hơn 2 điểm, có thể thấy mức đóng góp này không đáng là bao.

Đáng chú ý, hưởng lợi từ giá dầu thế giới tăng cao trong tuần qua, các cổ phiếu nhóm dầu khí nhìn chung đều giữ được đà tăng trong tuần của mình: PVS (+ 2,22%), PVD (+5,7%), BSR (-0,72%), OIL (+2,01%),… Ngân hàng không thể làm trụ đỡ khi thị trường giảm điểm, nhóm này giảm cả tuần ở mức 2,4%. Có tới 16/20 mã cổ phiếu ngân hàng kết phiên với mức giá thấp hơn mức mở cửa lúc đầu tuần. Những cái tên lớn như BID, VCB, MBB, TCB hay VPB đều đồng loạt giảm giá, mức giảm bình quân hơn 3%.

CTCK VCBS nhận định, sự phân hóa trên thị trường vẫn đang diễn ra với việc nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế tiếp tục đi ngược lại diễn biến của chỉ số chung cũng như nhóm vốn hóa lớn. “Theo đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh giảm để giải ngân với tỷ trọng nhỏ nhằm tích lũy dần những mã cổ phiếu mục tiêu đang được giao dịch ở các vùng giá chiết khấu cho danh mục trung – dài hạn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần chú trọng quản trị rủi ro một cách chặt chẽ và tránh lạm dụng đòn bẩy trong những thời điểm thị trường xuất hiện biến động mạnh”, chuyên gia VCBS khuyến nghị.

CTCK MBS cho rằng, việc để mất trụ khiến áp lực bán trên toàn thị trường lan rộng, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ kiểm tra lại mức đáy tháng 1 khi chỉ số VN30 đã để mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng như MA50, MA100 và MA200. Bối cảnh chứng khoán thế giới đang ổn định trở lại và nhà đầu tư đang chờ đợi phiên họp chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào giữa tuần sau, do vậy tâm lý thận trọng sẽ lên cao, đặc biệt tuần sau hợp đồng tương lai tháng gần nhất cũng đáo hạn. “Các yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng từ thị trường hàng hóa cơ bản vẫn chưa có nhiều thay đổi, nhà đầu tư có thể quay lại đối với nhóm cổ phiếu này sau nhịp chốt lời 2 phiên vừa qua”, theo chuyên gia MBS.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảnh báo trái phiếu “4 không”

    04:50, 12/03/2022

  • KDH “chơi lớn” với trái phiếu

    04:50, 11/03/2022

  • Căng thẳng Nga - Ukraine và những nhóm cổ phiếu "hưởng lợi"

    05:00, 09/03/2022

  • Trong top người giàu trên sàn chứng khoán, các nữ tướng quyền lực có tài sản ra sao?

    10:28, 08/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhìn lại chứng khoán tuần qua: Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO