Nhìn lại năm đầu tiên cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Diendandoanhnghiep.vn Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sau một chiến dịch với những lời hứa hẹn táo bạo. Sau nửa nhiệm kỳ tại Nhà Trắng, ông Trump đã phải đối mặt với thực tế của việc lãnh đạo: không có gì là nhanh hay đơn giản. Ông đã thực hiện một số lời hứa lớn, nhưng lại gặp khó khăn với những lời hứa khác.

 Tổng thống Donald Trump ngày càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình sau nửa nhiệm kỳ làm Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters

Tổng thống Donald Trump ngày càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình sau nửa nhiệm kỳ làm Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters

Nền kinh tế

Lời hứa: Trump nói trước khi nhậm chức rằng ông sẽ là "người tạo công ăn việc làm vĩ đại nhất mà Chúa đã tạo ra”. Ông hứa sẽ tạo ra 25 triệu việc làm mới trong một thập kỉ.

Những gì đã thực hiện: Sau năm đầu tiên của Trump, nền kinh tế ổn định, với cổ phiếu tiếp tục tăng, thất nghiệp giảm và số liệu GDP tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm chưa đạt đến mức như lời hứa táo bạo của Trump: để có được 25 triệu việc làm trong thời gian đó, nền kinh tế sẽ cần thêm hơn 200.000 việc làm mỗi tháng. Mặc dù vài tháng trong năm 2017, kinh tế Mỹ đạt được con số này, nhưng mức trung bình vẫn thấp hơn.

Thuế

Lời hứa: Trump nói rằng ông sẽ cải cách luật thuế liên bang, đảm bảo với các cử tri trong chiến dịch tranh cử Tổng thống rằng "mọi người đều được cắt giảm thuế".

Những gì đã thực hiện: Trump đã ký ban hành một đạo luật cải cách thuế vào tháng 12/2017. Đạo luật này không nhận được sự ủng hộ của công chúng và không phù hợp với tất cả các chi tiết cụ thể mà Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình: không giảm số lượng khung thuế hoặc không loại bỏ lỗ hổng lợi nhuận tích lũy. Tuy nhiên, Đạo luật đã thực hiện các cam kết khác, chẳng hạn như thuế thu nhập của doanh nghiệp (DN) Mỹ giảm từ 35% xuống 21%; lợi nhuận của các công ty Mỹ thu được từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài phần lớn sẽ không bị đánh thuế hoặc đánh cao nhất ở mức 10,5%. Đây là thành tựu lập pháp lớn nhất của Trump trong năm đầu tiên.

Thương mại

Lời hứa: Trump cam kết rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đạt được “một thỏa thuận tốt hơn nhiều” về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và khắc phục sự mất cân bằng thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Những gì đã được thực hiện: Trump đã chính thức rút Mỹ khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, dù không có Mỹ, 11 nước còn lại vẫn đạt được thỏa thuận và đã ký kết TPP sửa đổi, với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vào ngày 8 tháng 3 tại Chile.

Hiện nay, chính quyền của ông Donald Trump đang đàm phán lại NAFTA. Trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 16 tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ đã "bày tỏ sự thất vọng rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng, và tình hình không có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, việc ký sắc lệnh áp dụng thuế quan nhập khẩu mới với thép và nhôm đã vấp phải sự chỉ trích từ nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Tầm ảnh hưởng đến Việt Nam

Tổng thống Donald Trump đã có những động thái quyết liệt nhằm làm rõ nguyên nhân thâm hụt thương mại và định hình lại chính sách mà ông gọi là “thương mại công bằng”. Theo đó, các biện pháp bảo hộ mậu dịch đã dần hé lộ và đã có tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam.

Trong báo cáo gần đây, các nhà phân tích tại Credit Suisse Group AG là Santitarn Sathirathai và Michael Wan cho biết, thuế suất cao hơn đánh trên các nhà nhập khẩu ở Mỹ sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam nhiều hơn mọi quốc gia châu Á nào, cụ thể làm giảm gần 0,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Theo Alexsander Vuving, Chuyên gia phân tích chính trị Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (ACSS) ở Hawaii, “nếu Mỹ tạo ra làn sóng bảo hộ thương mại thì kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động vô cùng nặng nề". 

Bên cạnh đó, với chính sách giảm nhập siêu, bảo hộ hàng trong nước, áp thuế chống bán phá giá cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, không ít mặt hàng của Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Đầu tháng 11/2017, Mỹ lại chính thức công bố áp thuế chống bán phá giá đối với tủ đựng dụng cụ nhập từ Việt Nam với mức thuế mà phía Việt Nam phải chịu lên đến 230%, thậm chí còn cao hơn mức 90,4 - 168,93% mà doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu.

Ngoài ra, vừa qua các sản phẩm tôn mạ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng phải chịu mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lần lượt là 199,43% và 39,05%, trong khi thép cán nguội phải chịu 2 loại thuế trên ở mức lần lượt là 256,79% và 256,44% do sử dụng nguyên liệu của Trung Quốc. 

Có thể nói, Tổng thống Donald Trump đang từng bước thực hiện lời tuyên bố của ông: "làm nước Mỹ vĩ đãi trở lại". Với quan điểm "an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia", các chuyên gia cho biết, nếu các doanh nghiệp không sớm thay đổi nguồn nguyên liệu sản phẩm, rất có thể trong tương lai không xa, còn nhiều mặt hàng nữa sẽ tiếp tục gặp trở ngại trên con đường vào nước Mỹ. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại năm đầu tiên cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098585 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098585 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10