Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 5): Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Nguyễn Việt 12/03/2018 06:35

Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2018 ước đạt 19 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 18,2 so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 4): Ngành gỗ và mối lo bị doanh nghiệp Trung Quốc “lũng đoạn”

    Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 4): Ngành gỗ và mối lo bị doanh nghiệp Trung Quốc “lũng đoạn”

    07:10, 10/03/2018

  • Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 3): Da giày - Nghịch lý kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng thấp

    11:10, 09/03/2018

  • Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 2): Dệt may và những kỳ vọng

    14:00, 08/03/2018

  • Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 1): Máy tính điện tử và linh kiện điện tử

    09:30, 07/03/2018

Trong số 43 thị trường xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng của Việt Nam, thì xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất, đạt trên 2 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,41 tỷ USD, đứng thứ hai về kim ngạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Tiếp đến thị trường Trung Quốc, đạt 1,31 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng xuất khẩu sang thị trường các nước EU nói chung chiếm 12,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á chiếm 12%, đạt 1,27 tỷ USD, tăng 7,7%...

Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng đặt ra cho xuất khẩu trong năm nay. Đó là việc ứng phó với các rào cản thương mại. Rào cản thương mại, nhìn theo hướng tích cực giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, đối mới quy trình sản xuất nhằm tiến tới phát triển bền vững.

Nhưng một khi dòng thuế xuất nhập khẩu tiến về mức 0% theo các FTA giữa Việt Nam với một số quốc gia có hiệu lực, rào cản phi thuế quan sẽ được dựng lên nhiều hơn, trong đó có điều tra chống bán phá giá, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa sẽ nghiêm ngặt hơn. Điều này buộc doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo về thị trường.

Bên cạnh đó, thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chủ yếu vẫn nghiêng về khối doanh nghiệp FDI, nên xuất khẩu năm 2018 có thể tăng nhưng rất khó tạo ra sự đột phá. Đặc biệt việc Hoa Kỳ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%, các khoản đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyển về nước chỉ bị đánh thuế 10,5%, dự báo sẽ tác động tới Việt Nam.

Theo đó, nhiều nhà đầu tư FDI tại Việt Nam sẽ chuyển sang Hoa Kỳ để được hưởng lợi thế này. Điều này đồng nghĩa một lượng lớn vốn FDI sẽ bị chuyển khỏi Việt Nam. Nghĩa là việc xuất khẩu của nhóm FDI tại Việt Nam sẽ giảm đáng kể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 5): Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO