Nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo tại TP.HCM còn rất lớn

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của đại diện Sở Công thương TP.HCM tại phiên thảo luận về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ mới đây.

>>> Bền vững năng lượng tái tạo

Phát biểu tại phiên thảo luận, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, TP.HCM là một trong những đô thị phát triển mạnh nhất so với cả nước, với mật độ dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do đó, nhu cầu tiêu thụ điện cao hơn nhiều so với các tỉnh, thành khác, chiếm khoảng 15% so với cả nước và tăng bình quân 7%/năm, từ năm 2013-1019. Trong giai đoạn phát triển sắp tới, dự báo tăng trưởng điện tiêu thụ tiếp tục tăng cao nhằm đáp ứng đủ điện phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM phát biểu tại phiên thảo luận về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ, do Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - VCCI chi nhánh TP.HCM tổ chức. Ảnh: Đình Đại.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM phát biểu tại phiên thảo luận về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI chi nhánh TP.HCM tổ chức. Ảnh: Đình Đại.

Theo bà Kim Ngọc, với nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, trong khi nguồn điện cung cấp cho cả nước luôn đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt. Do đó, nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ưu tiên phát triển điện từ nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

“Do đặc thù về vị trí địa lý, TP.HCM không có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng khác như thủy điện, điện gió và do hạn chế về quỹ đất, nên Thành phố định hướng mục tiêu phát triển 2 nguồn năng lượng sạch, đó là năng lượng tái tạo và năng lượng điện từ chất thải rắn”, Đại diện ngành Công thương TP.HCM cho biết.

Về tình hình phát triển năng lượng mặt trời, bà Kim Ngọc cho rằng, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng nằm trong dải phân bổ ánh sáng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, nên cường độ bức xạ của mặt trời tương đối cao. 

Theo số liệu từ chương trình năng lượng xanh TP.HCM, TP.HCM có lượng bức xạ lớn, với số giờ nắng trung bình trong tháng giao động từ 100-300 giờ, liên tục trong năm và không bị gián đoạn, vào mùa khô, số giờ nằng lên đến 300 giờ, mùa mưa, số giờ nắng khoảng 150 giờ.

“Do đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn TP.HCM là rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời trên mái nhà”, bà Ngọc nói.

>>> Cần sớm ban hành chính sách mới cho năng lượng tái tạo

Dẫn số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà của TP.HCM ước tính khoảng 6.300 MW, gấp 1,4 lần công suất cực đại của Thành phố hiện nay.

triển khai chủ trương lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố.

TP.HCM triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính,  đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố.

“Do đó, chủ trương của Thành phố là khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà giúp bổ sung nguồn điện tại chỗ cho nhu cầu sử dụng chung của Thành phố, đây cũng là nguồn năng lượng sạch, xanh góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giảm phác thải khí CO2 và giảm bức xạ nhiệt cho các tòa nhà. Đồng thời, góp phần không nhỏ trong việc giảm áp lực căng thẳng về nguồn điện trong thời gian tới”, bà Kim Ngọc nói, đồng thời cho biết, tính đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố đã lắp đặt khoảng 14.249 công trình, với công suốt lắp đặt khoảng 361,98 MW.

Cũng theo bà Kim Ngọc, để phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn TP.HCM, ngày 28/5/2020, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chương trình hành động số 37, thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 và 2045, trong đó, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất thực tại đạt tối thiểu 15%, tương ứng trên 600 MW vào năm 2025 và trên 1.200 MW vào năm 2030.

“Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung các biện pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như: Tiếp tục khuyến khích các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thành phố tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo góp phần xây dựng Thành phố thân thiện với môi trường; Vận động người dân, tổ chức và doanh nghiệp lắp đặt các dự án điện mặt trời trên mái nhà, trong đó, tập trung phối hợp với BQL các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và Hiệp hội các doanh nghiệp Thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền sử dụng điện mặt trời trong các KCX, KCN; Xây dựng và triển khai chủ trương lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tập trung hỗ trợ các dự án đầu tư nhà máy đốt rác phát điện trên địa bàn Thành phố sớm đi vào hoạt động”, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo tại TP.HCM còn rất lớn tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711716073 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711716073 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10