Nhựa Hà Nội trước áp lực gọi vốn

Hà Phương 28/09/2019 05:04

Do còn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên dù chuyển sang sàn HoSE, Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (UPCoM: NHH) vẫn gặp không ít thách thức trong việc hút vốn từ các nhà đầu tư.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết 34,44 triệu cổ phiếu NHH của Nhựa Hà Nội.

p/Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Nhựa Hà Nội

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Nhựa Hà Nội

Cổ phiếu liên tục phá đỉnh

Nhựa Hà Nội đưa 6,5 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM từ tháng 9/2017. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Nhựa Hà Nội đã tăng hơn 5 lần, lên mức 344,4 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Nhựa Hà Nội vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Nhựa Hà Nội đạt 553 tỷ đồng doanh thu, tăng 16,4% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 15,6% xuống 19,5 tỷ đồng.

Nhựa Hà Nội vừa nhận chuyển nhượng 1 triệu cổ phần còn lại của An Trung Industries, hoàn tất việc nắm giữ 100% vốn của doanh nghiệp này. Đồng thời, Nhựa Hà Nội cũng đã hợp tác kinh doanh với An Trung Industries để đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 334 tỷ đồng.

Chốt phiên giao dịch ngày 24/9/2019, cổ phiếu NHH đóng cửa ở mức 41.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 170% so với thời điểm đầu năm 2019 (15.000đ/cp). Điều này đặt ra hoài nghi cho các nhà đầu tư vì kết quả kinh doanh của Nhựa Hà Nội không có gì nội bật.

Cổ đông lớn mạnh tay sở hữu cổ phần

Nhựa Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cung cấp cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước: ô tô, xe máy, điện, điện tử, điện lạnh, khuôn nhựa…, cũng như cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Châu Âu.

Về cơ sở hạ tầng, Nhựa Hà Nội sở hữu 2 nhà máy tại Long Biên, Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Các nhà máy này rất thuận lợi cho giao hàng chuyển đi các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu qua cảng Hải Phòng.

19,5 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2019 của Nhựa Hà Nội, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Chính vì những lợi thế đắc địa đó, nhiều cổ đông lớn đã nhòm ngó muốn sở hữu cổ phần từ Nhựa Hà Nội. Trong đó, Tập đoàn An Phát Holdings đã mua thành công 3,2 triệu cổ phiếu NHH của Nhựa Hà Nội, trở thành cổ đông lớn sở hữu tới 49,23% vốn điều lệ của Nhựa Hà Nội.

Đáng chú ý, HĐQT của Nhựa Hà Nội đã thông qua việc đặt cọc và nhận chuyển nhượng toàn bộ 50% phần vốn góp thuộc sở hữu của An Phát Holdings tại Công ty TNHH Linh kiện Nhựa ôtô Vinfast – An Phát, doanh nghiệp có vốn điều lệ 207 tỷ đồng.

Thách thức không nhỏ

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nhìn từ Nhựa Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa Việt Nam nói chung cho thấy, mẫu mã sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, ngành Nhựa đang đối mặt với một số khó khăn, đó là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá thành phẩm không ổn định. Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu được biết đến như một ngành gia công chất dẻo, giá trị gia tăng thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • 5S - Bí quyết đưa Nhựa Hà Nội thay đổi chất và lượng

    5S - Bí quyết đưa Nhựa Hà Nội thay đổi chất và lượng

    14:20, 06/09/2018

  • Ông Chu Văn Phương - Tổng Giám đốc Nhựa Tiền Phong: Mong muốn là “bệ đỡ” cho startup Hải Phòng

    Ông Chu Văn Phương - Tổng Giám đốc Nhựa Tiền Phong: Mong muốn là “bệ đỡ” cho startup Hải Phòng

    14:14, 25/09/2019

  • Vì sao tổng doanh thu và lợi nhuận của Thế giới di động

    Vì sao tổng doanh thu và lợi nhuận của Thế giới di động "rủ nhau" đi xuống?

    01:27, 25/09/2019

  • Starup trẻ Việt Nam với giày được làm từ bã cà phê và rác nhựa

    Starup trẻ Việt Nam với giày được làm từ bã cà phê và rác nhựa

    06:39, 24/09/2019

Ngay cả Ban Lãnh đạo Nhựa Hà Nội cũng thừa nhận, bản thân doanh nghiệp này cũng phải đối mặt áp lực cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay đang dịch chuyển mua các sản phẩm nhựa từ Trung Quốc sang Việt Nam do chính sách giá cả của Trung Quốc biến động tăng, song họ lại ép giá với doanh nghiệp Việt Nam, gây bất lợi cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm chủ yếu hiện nay của Nhựa Hà Nội là các chi tiết nhựa để lắp ráp xe máy, nhưng thị trường xe máy đã bão hòa nên sức cầu sụt giảm.

Đối với sản phẩm nhựa cung cấp cho ngành ô tô, thì Nhựa Hà Nội chưa phát triển được nhiều do ảnh hưởng của chính sách giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện ô tô nhập khẩu, khiến việc phát triển nội địa hóa của các hãng Toyota, Honda… cũng khó khăn.

Từ những phân tích trên cho thấy Nhựa Hà Nội cũng chỉ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đầu ra cho sản phẩm vẫn còn một số khó khăn… Do vậy, việc chuyển đổi sang sàn HOSE để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng sẽ đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp này.

Thách thức ngành nhựa Việt

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, trong ngành nhựa Việt Nam, mặc dù số lượng doanh nghiệp đông đảo nhưng có tới 80% doanh nghiệp nhựa trong nước có quy mô nhỏ và vừa, với trình độ công nghệ khá hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc trong ngành phải nhập ngoại. Hầu hết các doanh nghiệp này đều sản xuất với quy mô gia đình, năng lực cạnh tranh thấp, chính vì thế, hơn 90% doanh nghiệp nhựa của Việt Nam là xưởng gia công cho nước ngoài, chưa làm chủ được thương hiệu.

Ngành nhựa Việt Nam cần trung bình 2 - 2,5 triệu tấn nguyên vật liệu/năm, nhưng lại đang phải nhập khẩu tới 75 - 80%. Việc phụ thuộc nguyên liệu nhựa nhập khẩu đã và đang làm tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu nhập biến động thất thường (giá nguyên liệu chiếm từ 60% đến 70% giá thành sản xuất) và rủi ro tỷ giá. Hơn nữa, điều này giảm sự chủ động, sức cạnh tranh và khó tận dụng được ưu đãi thuế quan, bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do. Việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất và hình thành công nghiệp hỗ trợ đã gây nên rất nhiều trở ngại cho sự tăng trưởng bền vững của ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhựa Hà Nội trước áp lực gọi vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO