Những khó khăn khi triển khai bệnh án điện tử

Nguyễn Long 06/03/2019 02:29

Triển khai bệnh án điện tử là một tín hiệu tốt cho thấy sự phát triển của Việt Nam trong tiến trình số hóa. Tuy nhiên, tại các bệnh viện việc thiếu đồng bộ phần mềm đang là bài toán khó.

Việc chuẩn bị nhân lực đủ trình độ cũng là thách thức không nhỏ đối với các bệnh viện.

Việc chuẩn bị nhân lực đủ trình độ cũng là thách thức không nhỏ đối với các bệnh viện.

Cần giải pháp đồng bộ

Theo lãnh đạo một bệnh viện, việc triển khai bệnh án điện tử của Bộ y tế là hướng đi đúng đắn, các bệnh viện luôn hoan nghênh và đã sớm triển khai từng bước số hóa các dịch vụ. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, khó khăn lớn nhất của các bệnh viện hiện nay là việc thiếu đồng bộ.

“Phần mềm cho mô hình bệnh án điện tử của toàn ngành y tế hiện chưa có. Hiện các bệnh viện đang tự tìm và mua các phần mềm quản lý từ các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, còn các vấn đề liên quan đào tạo, tập huấn nhân lực để sử dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, đầu tư bổ sung máy chủ. Tại Thanh Hóa, các bệnh viện hiện vẫn đang áp dụng cả hai loại hình giấy và điện tử, dự kiến trong năm nay sẽ áp dụng hoàn toàn bệnh án điện tử” – vị lãnh đạo bệnh viện cho biết.

Còn theo ông Nguyễn Đình Nam – CEO VP9 Join Stock Company– cho biết, việc áp dụng bệnh án điện tử là một bước đi hết sức cần thiết, “vốn nhiều người cho rằng là tất yếu, hiện Việt Nam làm được đến mức này cũng là một điều rất đáng mừng. Thông tin y tế đặc biệt quan trọng, mang tính cấp bách đặc biệt khi xử lý cấp cứu sẽ cần lịch sử bệnh lý của bệnh nhân để xử lý nhanh”.

Và đề giải quyết khó khăn theo phía bệnh viện đưa ra, CEO Đình Nam cho biết “Mỗi bệnh viện trang bị một hệ thống phần mềm khác nhau dẫn đến các bệnh viện sẽ phải mua bổ sung những module kết nối và đưa tất cả về một chuẩn chung. Điều này xét về góc độ kỹ thuật thì không khó nhưng tốn nỗ lực và có những rắc rối nhất định trong giai đoạn đầu, nhưng chắc chắn sẽ nhanh chóng được khắc phục và tất cả thông tin sẽ được kết nối thông suốt. Theo tôi thời gian để khắc phục các lỗi kỹ thuật, hoặc đồng bộ sẽ tốn 1-2 năm để hoàn thiện dần đi vào quy chuẩn”.

Dưới góc độ bảo mật, ông Nam cũng lưu ý đây sẽ là một vấn đề tương đối khó giải quyết, tham khảo các nước khác vấn đề khi cá bên đều truy cập được dữ liệu dẫn đến nguy cơ lộ thông tin. Rất may, với thông tin sức khỏe với đa số người dân đây không phải thông tin tổn hại, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, tuy vẫn có một số ít trường hợp có thể gây nhạy cảm.

Cần có phương án dự phòng

“Tôi cho rằng tất cả các hệ thống thông tin đều có lỗi cho dù có kiểm tra kĩ đến đâu vẫn sẽ xảy ra những sai sót trong tương lai, điều này có thế lấy ví dụ ngay Singapore là quốc gia phát triển trong khu vực nhưng vẫn có lỗ hổng để hacker lợi dụng tấn công vào hệ thống y tế điện tử”- ông Nam cho biết.  

“Theo quan điểm của tôi, xét về mức độ nghiêm trọng thì việc lộ thông tin y tế không nghiêm trọng bằng lộ thông tin tài khoản ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của người dân. Nhưng vẫn phải làm thế nào để siết chắt quản lý, tránh để lộ bởi đây là các thông tin riêng tư của cá nhân.” – CEO VP9 cho biết thêm.

Lời giải duy nhất là công tác siết chặt quyền truy cập và xử lý những vi phạm theo chế tài pháp lý cứng rắn. Việt Nam nên chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó và xây dựng kế hoạch phản ứng, có các kế hoạch dự phòng và sao lưu dự phòng thông tin.

“Sự cố phổ biến nhất là mất dữ liệu nếu không như không bị virus thì do lỗi ổ cứng vì ổ cứng cũng có tuổi thọ nhất định đến thời điểm nào đó sẽ hỏng nên phương án dự phòng phải rất tốt” – ông Đình Nam nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những khó khăn khi triển khai bệnh án điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO