Những kỳ vọng tại Hội nghị khí hậu COP26

Diendandoanhnghiep.vn Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 là cơ hội hành động tốt nhất của các quốc gia hành động trong bối cảnh Trái Đất đang chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng mạnh mẽ.

Khoảng 25.000 đại biểu sẽ tham dự hội nghị COP26 tại Glasgow, Anh

Khoảng 25.000 đại biểu sẽ tham dự hội nghị COP26 tại Glasgow, Anh

Dự kiến, sẽ có khoảng 25.000 đại biểu sẽ tham dự hội nghị COP26 tại Glasgow, Anh từ ngày 31/10 để thảo luận về cách giúp Trái Đất không nóng lên quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Cho đến nay, một số nhân vật chủ chốt đã xác nhận chắc chắn có mặt tại COP26 là Thủ tướng nước chủ nhà COP26 Boris Johnson của Anh, vợ chồng Thái tử Charles và vợ chồng Hoàng tử William của Hoàng gia Anh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng là một trong nhiều lãnh đạo quốc gia được mời dự COP26 và đã xác nhận tham dự.

Trước đó, báo cáo mới nhất hồi tháng 8 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho thấy, các chuyên gia của IPCC kết luận nhiệt độ toàn cầu rất có thể sẽ tăng 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp trong vài thập kỷ tới và khí nhà kính do con người thải ra chính là thủ phạm.

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán... xảy ra thường xuyên hơn và dẫn đến một loạt tác động mạnh đe dọa hệ sinh thái, sinh kế và cuộc sống con người. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng nhân loại vẫn chưa hết hy vọng. Nếu các quốc gia có hành động quyết liệt để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong thập kỷ tới, con người có thể giữ cho nhiệt độ Trái Đất không tăng quá cao.

Các thành phố lớn trên thế giới đang bị đe dọa bởi các sự kiện thời tiết cực đoan. Năm 1950, chỉ có 30% dân số thế giới sống ở các vùng đô thị. Đến năm 2050, tỷ lệ này được dự đoán là 68%. Nếu các vùng đô thị không thích ứng với biến đổi khí hậu, hàng triệu cư dân sinh sống ở đó sẽ gặp nguy hiểm.

"Cam kết khí hậu giữa các nước hiện nay đang thiếu công bằng do không phải quốc gia nào cũng có mức phát thải khí nhà kính như nhau", Saleemul Huq, giám đốc Trung tâm Quốc tế về Phát triển và Biến đổi Khí hậu, cho hay. "Các quốc gia giàu đã đốt nhiên liệu hóa thạch trong cuộc cách mạng công nghiệp và hơn thế nữa, bơm một lượng cực lớn carbon và khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những nước nghèo không đóng góp mức phát thải tương đương vậy nhưng họ lại là nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu".

Chính vì vậy, các nước cần cắt giảm phát thải CO2 ở mức 45% để đảm bảo mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt độ Trái đất là 1,5 độ C, cũng là mục tiêu của COP26. Nước chủ nhà Anh cũng hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc đối với một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Hiện tại, UNFCC xác định bốn mục tiêu lớn trong chương trình nghị sự cho COP26 là: Giữ vững mục tiêu không để Trái Đất tăng quá 1,5 độ C, thức đẩy các cam kết đạt “net zero”, thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên, huy động tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển, và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. COP26 được kỳ vọng tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải nhằm làm chậm lại quá trình Trái đất ấm lên.

Hội nghị COP26 là cơ hội để các nước cùng nhau hành động vì môi trường

Hội nghị COP26 là cơ hội để các nước cùng nhau hành động vì môi trường

Đặc biệt, hội nghị lần này đánh dấu sự trở lại của Mỹ sau khi chính quyền dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định. Mỹ và Trung Quốc hiện là hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất toàn cầu. Ngưng sử dụng than là yếu tố quan trọng khác trong việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải, vì thế, bất kỳ nỗ lực nào của thế giới nhằm giải bài toán hóc búa liên quan khủng hoảng khí hậu cũng cần hai nước này phải thực sự hành động mạnh mẽ.

Những nước phát thải carbon nhiều nhất hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản. Liên minh châu Âu (EU) xếp hạng ba.

Các chuyên gia quan sát nhận định, kế hoạch giảm tải carbon của Mỹ tham vọng hơn Trung Quốc. Tổng thống Biden cam kết Mỹ vào năm 2030 sẽ cắt giảm tổng cộng 1 tỉ tấn khí thải, tiến gần hơn nữa mục tiêu giảm ít nhất gấp đôi lượng khí phát thải so với mức của năm 2005. Trong khi đó, Trung Quốc gây thất vọng sau khi công bố kế hoạch hành động của quốc gia được chờ đợi lâu nay liên quan đến khí phát thải. Kế hoạch được Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 28/10 cho thấy hầu như không có tiến triển so với kế hoạch năm 2015 của nhà phát thải số một thế giới hiện tại.

"Về lâu dài, cách duy nhất để tiếp tục phát triển là ngưng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Điều đó đòi hỏi các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc phải giảm lượng khí thải trong tương lai nhiều hơn so với các nước phát triển. Điều này có thể đẩy giá nhiên liêu tăng lên trong thời gian ngắn, nhưng về dài hạn sẽ thúc đẩy các chính phủ sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế", Chuyên gia Belinda Schäpe của tổ chức E3G nhận định.

Dù nhiều cam kết mạnh mẽ hơn sẽ được công bố trước và trong hội nghị, cả Liên Hợp Quốc, Anh và Mỹ đều thừa nhận COP26 sẽ không thỏa mãn kỳ vọng. Với kết quả của hội nghị, nhiệt độ Trái Đất vẫn sẽ vượt quá mốc tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những kỳ vọng tại Hội nghị khí hậu COP26 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711698196 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711698196 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10