World Cup luôn là dịp mà các thương hiệu muốn tạo quảng cáo ăn theo, vì đây là sự kiện thể thao được nhiều người theo dõi nhất hành tinh. Có rất nhiều quảng cáo hay, sau đây là một vài cái đáng chú ý.
>>Elon Musk quảng cáo với… Elon Musk
1. “Footballitis” của Adidas - World Cup 2022
Đây được xem là chiến dịch quảng cáo World Cup hay nhất của Adidas. Đoạn quảng cáo không phải là một video gây cười, mà giống như những bộ phim giáo dục những năm 1970 - 1980. Màu sắc mang tính xưa cũ, nội dung về năng lực liên quan bóng đá, có vẻ siêu nhiên và hơi kỳ quặc. Thế nhưng những điều này lại tạo nên thành công của đoạn quảng cáo.
Khi nói về World Cup, thì Adidas vốn có truyền thống về sự kiện này, với nhiều trận cầu kinh điển có sự xuất hiện của hình ảnh ba sọc. Trong những năm gần đây, Adidas đang cạnh tranh khốc liệt với Nike. Và không phải video quảng cáo nào của họ cũng tốt hơn đối thủ. Thế nhưng trong năm 2002, trong cuộc cạnh tranh giữa những thương hiệu lớn, thì ngôi vương gọi tên Adidas với “Footballitis”.
>>Bùng cháy đam mê World Cup 2022 cùng thẻ thể thao SHB – FCB Mastercard
2. “Airport” của Nike - World Cup 1998
Đối với nhiều người, đây là quảng cáo giúp Nike định hình mình là tên tuổi lớn trong thời trang bóng đá. Trước đó hai năm, Nike đã bắt đầu thu hút người dùng toàn cầu với quảng cáo kinh điển đầu tiên: Good V.S Evil. Thế nhưng chính “Airport” năm 1998 mới là thứ chiếm được cảm tình của nhiều người.
Điểm lợi thế cực lớn của quảng cáo này là được sự xuất hiện của đội tuyển Brazil, đội tuyển có lẽ là được yêu thích nhất World Cup 1998. Chỉ cần như vậy đã đủ khiến quảng cáo này trở thành siêu phẩm.
Từ quảng cáo này, hình ảnh thương hiệu của Nike được nâng cấp ngay lập tức. Việc kết hợp giữa marketing, bóng đá và dàn cầu thủ ngôi sao đã giúp Nike phát triển nhanh chóng, khiến những đối thủ như Adidas và Puma phải đi theo. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi đến nay Nike vẫn tài trợ cho đội tuyển Brazil.
3. Chiến dịch quảng cáo năm 2016 của Unibet
Đây là một chiến dịch quảng cáo đa kênh của Unibet cho European Cup năm 2016. Khác biệt so với những đối thủ khác, thương hiệu này đánh cược vào một cách độc đáo để thu hút người hâm mộ, đó là giáo dục/kiến thức.
Đại diện từ Unibet chia sẻ rằng họ biết các đối thủ khác sẽ chi tiền để cho ra nhiều ưu đãi, khuyến mãi nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng là nam thanh niên. Tuy nhiên Unibet muốn tìm một cách hiệu quả hơn để kết nối sâu sắc hơn với fan. Và kết quả chính là họ sản xuất hàng loạt nội dung trên nhiều mạng xã hội với chủ đề phân tích một cách khoa học những yếu tố chủ chốt của môn bóng đá.
Lối đi “khác người” này giúp Unibet nhận về quả ngọt. Họ gạt được tai tiếng của Euro 2016 và thu hút sự chú ý từ khán giả, cũng như thúc đẩy doanh thu tại bảy thị trường toàn cầu khi kết hợp cùng các chiến dịch inbound và quảng cáo hiển thị hình ảnh. Thành công này khiến họ quyết định chọn cách thức tương tự cho chiến dịch quảng cáo năm 2018.
4. “The game before the game” của Beats - World Cup 2014
World Cup là sự kiện thể thao, còn Beats là thương hiệu tai nghe, liệu hai thứ này liên quan gì đến nhau? Thế nhưng thực tế là trước khi được Apple mua lại, Beats chính là biểu tượng thời trang cho cả nhạc sĩ và vận động viên. Và quảng cáo World Cup 2014 chính là bước ngoặt giúp thương hiệu này được biết đến rộng rãi hơn.
Chiến dịch quảng cáo này có sự góp mặt của nhiều cầu thủ nổi tiếng như Cesc Fabregas hay Luis Suarez và nhiều siêu sao làng thể thao Mỹ như LeBron James, Serena Williams và Lil Wayne. Tuy nhiên đặc biệt nhất là sự xuất hiện của Neymar. Beats rất khéo léo đưa cầu thủ này xuất hiện ở phần đầu và trung tâm của quảng cáo.
Có thể bạn quan tâm