Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang nhìn vào Việt Nam như một thị trường để dịch chuyển công suất, chuyển giao công nghệ, nhất là trong lĩnh vực điện tử.
>>>Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt
Trao đổi tại diễn đàn kinh tế mới được tổ chức, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết: phía Mỹ đang rất quan tâm tới việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực sản xuất, nhất là trong ngành điện tử trên nền tảng đã có, trong đó có nền tảng do các doanh nghiệp FDI đặt nền móng. Đây là nội dung quan trọng của sáng kiến Delta Network.
Theo ông Vũ Tú Thành, sáng kiến này là hoạt động nhằm triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, hướng đến việc xây dựng chuỗi cung ứng ngành điện tử và phía Mỹ muốn thí điểm ở Việt Nam trước khi mở rộng mạng lưới ra các nước khác. “Chúng tôi vừa có chuyến công tác và làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ để tổ chức sự kiện đầu tiên cho sáng kiến này bên cạnh tổ chức đối thoại kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ cũng là lần đầu tiên được tổ chức” - Phó Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN thông tin.
Cơ hội đã mở ra nhưng đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết thêm: phía Việt Nam chưa sẵn sàng là điều đáng tiếc. Trong bối cảnh hiện nay, khi chính sách của Mỹ về công nghệ với Trung Quốc đang siết lại, các doanh nghiệp không còn chuyển giao công nghệ tại đây nhưng nhu cầu đặt sản xuất tại nước ngoài vẫn còn và thậm chí tăng lên.
Các doanh nghiệp đang nhìn vào Việt Nam như một thị trường để dịch chuyển công suất, chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Việt Nam chưa sẵn sàng là đang biến cơ hội thành thách thức.
Tuy nhiên, đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rộng mở, không gian tăng trưởng mới vẫn có thể được tạo ra khi Việt Nam đang đứng trước cơ hội sản xuất các sản phẩm chiến lược trong ngành điện tử.
>>>Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội chưa từng có để thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực mới
Điển hình, theo ông Vũ Tú Thành là ngành công nghiệp về máy bay không người lái hạng nhẹ, hay còn gọi là drone tầm gần. Trên thế giới không có nhiều quốc gia sản xuất được mặt hàng này. Thị trường drone tầm gần toàn cầu năm 2023 là hơn 63 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 80%.
Tuy nhiên, sản phẩm trên trong tương lai sẽ không xuất khẩu được sang Mỹ hay các nước cảm thấy đó là sản phẩm nhạy cảm và cần kiểm soát. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam.
Các kỹ sư Việt Nam và doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể thiết kế và sản xuất sản phẩm, này. Thậm chí có doanh nghiệp có thể sản xuất mà không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Một ví dụ khác là camera an ninh tích hợp AI. Đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu nhưng sản xuất không quá phức tạp hoàn toàn nằm trong khả năng của doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu sang Mỹ: Mừng và lo!
04:00, 22/05/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: 3 phương thức cơ bản cần lưu ý
04:00, 14/03/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Những nguyên nhân dẫn đến thất bại
04:00, 10/03/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Những khoản phí tổn khó tránh
04:00, 01/03/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Tiềm năng thị trường ngách
04:20, 27/02/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Sức hấp dẫn khó cưỡng
04:20, 23/02/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Những lưu ý với các doanh nghiệp
04:20, 20/02/2024
Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam sẽ còn giữ mức cao trong thời gian tới
11:04, 12/04/2021