Những ưu tiên trong quản lý nền kinh tế số

Diendandoanhnghiep.vn COVID-19 đã tác động thật mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng tôi cũng nhìn thấy trong cuộc khủng hoảng ấy những mầm mống của hi vọng.

Bởi, khi khủng hoảng kinh tế quét sạch các doanh nghiệp yếu kém, thị trường sẽ có những khoảng trống. Khoảng trống ấy càng bị cơi nới thêm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đó cũng là lúc thị trường cần phải được tái lập và những khoảng trống thị trường cần phải được lấp đầy.

Những cơ hội mới

Nhìn lại một thập kỉ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đi thú vị. Nhưng trong hành trình bước chân vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình ấy, Việt Nam chưa tận dụng được tốt vốn và công nghệ của đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế.

Chính sách của Việt Nam trong những năm gần đây là đẩy mạnh thương mại điện tử và tận dụng thành tựu của cách mạng công nghệ để đưa Việt Nam vươn lên. Khi mà người dân và cộng đồng danh nghiệp buộc phải ở nhà, nhu cầu làm việc, nhu cầu mua sắm, giải trí… thông qua môi trường số tăng lên một cách đáng kinh ngạc, từ thành thị cho đến nông thôn. Và như thế, việc phải giãn cách xã hội nhằm chống COVID-19, nó đã góp phần đẩy quá trình số hoá nền kinh tế của Việt Nam tiến những bước thật dài.

Nhìn từ góc độ đó, tôi cho đây là một giai đoạn thật thú vị và đầy cơ hội. Câu hỏi là Nhà nước cần làm gì để có thể tận dụng cách mạng công nghệ để đưa Việt Nam tiến lên thật mạnh mẽ?

Cách mạng công nghệ, với những mô hình kinh doanh mới, đã tạo ra những thách thức về mặt quản lý. Bởi lẽ, công nghệ đã tạo ra những mô hình kinh doanh mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến. Uber và các doanh nghiệp tương tự, bị Châu Âu xem là taxi. Có nhiều lý do để lý giải cho điều ấy. Nhưng cơ bản, nó là cuộc gằng xé bởi các hiệp hội taxi vốn dĩ rất quyền lực.

Đặt trong bối cảnh của Việt Nam, Việt Nam có nhất thiết phải xem những hoạt động này là taxi? Bởi Grab ngoài việc giải quyết công ăn việc làm, nó còn góp phần thúc đẩy những thị trường lân cận khác như thanh toán số, ẩm thực, giao nhận, thương mại điện tử….Nói như thế để thấy, đối diện với cái mới, mỗi quốc gia, trong những hoàn cảnh, điều kiện về nguồn lực và mục tiêu khác nhau, cách phản ứng sẽ khác nhau. Sự khôn khéo về mặt kĩ trị, sẽ là động lực cho sự phát triển.

Ba yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

Và như trên đã đề cập, cách mạng công nghệ, một mặt tạo ra những mô hình kinh doanh mới, thì mặt trái của nó làm đe doạ đến vị thế của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. Chính vì lẽ đó, việc hoạch định chính sách trong bối cảnh của cách mạng công nghệ, nhà quản lý phải đứng trước sức ép của các nhóm lợi ích.

Việc thiếu một mục tiêu đủ rõ ràng, sẽ khiến cho việc xử lý bị chệch hướng. Cho nên, yếu tố đầu tiên bảo đảm cho sự thành công của một nhà nước kiến tạo là xác định mục tiêu của chính sách cạnh tranh của Việt Nam là gì? Việc xác định các mục tiêu này, nó sẽ giúp ích trong việc xác định chính sách ngành và những ưu tiên về nguồn lực phát triển, là kim chỉ nam để giải quyết những xung đột về lợi ích mà các mô hình kinh doanh mới phát sinh từ cách mạng công nghệ gây ra.

Một chính sách nhất quán, nó có tác dụng làm cho pháp luật minh bạch và mang tính dễ dự đoán. Các mô hình kinh doanh mới tự thân nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nhiều trường hợp, pháp luật là một trong những yếu tố góp phần tạo nên rủi ro hoặc làm gia tăng chi phí sản xuất. Những loay hoay tìm một mô hình quản lý phù hợp khi Việt Nam quản lý đối với hoạt động của Uber (và những công ty tương tự) trong thời gian qua tại Việt Nam là một minh chứng thú vị thú vị. Cho nên, quốc gia nào, mà pháp luật càng dễ dự đó, quốc gia đó sẽ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ.

Có hai lý do căn bản khiến Việt Nam khó có “kì lân công nghệ” trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, thị trường vốn, trong đó gồm cả thị trường vốn vay và thị trường chứng khoán là quá bé. Thứ hai, là qui mô nền kinh tế của Việt Nam là khiêm tốn. Chính vì lẽ đó, ít nhất là trong giai đoạn đầu, Việt Nam không thể tự phát triển mà không mở cửa thị trường.

Bằng cách mở cửa cho các công ty công nghệ của thế giới, theo thời gian, nó sẽ tạo ra một hệ sinh thái phát triển tại quốc gia bản địa. Nguồn nhân lực, theo đó cũng sẽ có bước phát triển. Tư duy lo sợ thua trên sân nhà, đóng cửa thị trường sẽ khiến dòng đầu tư về công nghệ không phải là lựa chọn khôn ngoan. Đó cũng là yếu tố thứ hai nhà quản lý cần nên cân nhắc.

Nhà nước chưa bao giờ là nhân tố bị bỏ qua trong phát triển. Nếu như trong thập kỉ trước, vai trò của đầu tư công cần phải ưu tiên về hạ tầng, thì trong cuộc cách mạng công nghệ, cách tiếp cận vẫn thế. Chỉ khác là yêu cầu về hạ tầng trong cách mạng công nghệ không dừng lại ở đường sá, sân bay, cảng mà nó là yêu cầu về hạ tầng mạng, là 5G và những yếu tố có liên quan. Việc đầu tư hạ tầng công nghệ không chỉ giúp các doanh nghiệp số vận hành, mà quan trọng hơn, nó là công cụ giúp Việt Nam kiểm soát quá trình phát triển theo những định hướng mà nhà hoạch định chính sách đã vạch sẵn.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những ưu tiên trong quản lý nền kinh tế số tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633763 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633763 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10