Thành quả của kinh tế tư nhân trong năm 2019 được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vượt qua cả khu vực FDI và khu vực nhà nước.
Niềm tin lớn nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân, khu vực này có sự khởi sắc mạnh mẽ trong năm 2019. Các tập đoàn tư nhân đã thể hiện được chỗ đứng của mình, khi lần đầu tiên Việt Nam có một tập đoàn tư nhân xây dựng sân bay Vân Đồn rất hiện đại và được xếp hạng cao trên thế giới.
Điều này cho thấy, vị thế của kinh tế tư nhân đang được khẳng định. Việc này cũng đúng với định hướng của Đảng trong Nghị quyết 10, đó là kinh tế tư nhân phải trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Đây là thời điểm các tập đoàn kinh tế tư nhân vươn mình, khẳng định vị thế. Thành quả của kinh tế tư nhân trong năm 2019 được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vượt qua cả khu vực FDI và khu vực nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 27/12/2019
16:30, 22/12/2019
11:05, 19/12/2019
00:14, 01/12/2019
16:30, 14/11/2019
18:16, 08/11/2019
05:02, 24/10/2019
15:30, 10/10/2019
Giải pháp trọng tâm trong năm 2020 là phải thúc đẩy mạnh mẽ với đổi mới sáng tạo, dựa vào khoa học công nghệ để hoạt động sản xuất có chỗ đứng trong chuỗi giá trị, thay thế dần hoạt động sản xuất theo hình thức gia công cho các tập đoàn lớn trên thế giới.
Hiện nay, sản xuất gia công của các doanh nghiệp Việt Nam cho các tập đoàn lớn trên thế giới chỉ thu về được 30% lợi nhuận, còn lại 70% là doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi. Điều này được ví như một sự tăng trưởng “hộ” cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết cách “thay đổi” vị trí bằng cách không phụ thuộc nguyên liệu và thiết kế bên ngoài, mà thay bằng chính các doanh nghiệp trong nước tự làm thì phần giá trị gia tăng sẽ chuyển dần vào trong nước.
Muốn “hoán đổi” thành công thì phải dựa vào công nghệ, kỹ thuật và tự đổi mới “bản thân”. Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy cho khởi nghiệp “bùng nổ” để tìm ra những cách làm mới, công nghệ mới, khi đó mới mong “thế chân” các nhà đầu tư nước ngoài vào chuỗi giá trị.
Ngoài ra, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn còn “bấp bênh”, do đó, tăng trưởng nhưng phải gắn liền với bền vững, tăng trưởng bao trùm. Để có được tăng trưởng cao trong năm 2020, chúng ta vẫn phải kiên trì và quyết tâm theo đuổi đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách môi trường kinh doanh thông thoáng. Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không là do thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh “quyết định”.
Bên cạnh đó, phải đổi mới sáng tạo trong quản lý, chuyển từ quản lý sang phục vụ. Tiêu chí đo lường quản lý không còn là việc tuân thủ, mà phải dựa trên kết quả phục vụ khi áp dụng chính sách đến doanh nghiệp và người dân như thế nào.
Đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại trong lĩnh vực công nghệ, mà còn phải hướng đến quản lý. Cuộc “cách mạng” này sẽ phát sinh hàng loạt cơ hội mới, hành vi kinh doanh mới, mối quan hệ mới. Tất cả những điểm mới này có thể không thích ứng trong quy định của pháp luật, nhưng “bắt ép” một cách cứng nhắc thì vô tình lại “tiêu diệt” chính sự đổi mới và sáng tạo.