Nợ xấu ngân hàng tiếp tục được kiểm soát ở mức 2,16%

Hà Phương 18/12/2018 07:19

Trong cuộc gặp mới đây với các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định nợ xấu ngân hàng giảm mạnh và kiểm soát ở mức 2,16%.

Nợ xấu ngân hàng giảm mạnh và tiếp tục được kiểm soát dưới 2,6%

Nợ xấu ngân hàng giảm mạnh và tiếp tục được kiểm soát dưới 2,6%.

Theo ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN, năm 2018 nền kinh tế Việt Nam được đánh dấu bằng những thành quả nổi bật trong tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như những thành công đầy khích lệ trong việc triển khai chương trình cải cách các lĩnh vực kinh tế quan trọng.

"Ổn định tài chính, duy trì huyết mạch của nền kinh tế là điều kiện then chốt cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững. Trong năm 2018, chính sách tiền tệ được NHNN điều hành cẩn trọng, linh hoạt, phối hợp tốt với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác", ông Lê Minh Hưng cho biết. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nợ xấu có quay trở lại trong năm 2019?

    Nợ xấu có quay trở lại trong năm 2019?

    06:40, 29/11/2018

  • Liên tiếp giảm mạnh giá bán, nợ xấu vẫn “ế ẩm”

    Liên tiếp giảm mạnh giá bán, nợ xấu vẫn “ế ẩm”

    11:45, 26/11/2018

  • “Cú hích” cho hoạt động xử lý nợ xấu

    “Cú hích” cho hoạt động xử lý nợ xấu

    05:30, 14/11/2018

  • Nợ xấu “nóng” trở lại

    Nợ xấu “nóng” trở lại

    12:00, 11/11/2018

  • Nợ xấu

    Nợ xấu "săn" người mua

    07:01, 11/11/2018

  • Ngân hàng tích cực thu hồi nợ xấu

    Ngân hàng tích cực thu hồi nợ xấu

    07:39, 09/11/2018

Trong 11 tháng đầu năm nay, lạm phát tăng bình quân 3,59%, điều này cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc đảm bảo mục tiêu lạm phát dưới 4% mà Chính phủ đề ra từ đầu năm. Lãi suất được duy trì ở mức thấp, tỷ giá và thị trường vàng được duy trì ổn định, giúp tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân.

Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ dưới 16%, ưu tiên tập trung vào các ngành sản xuất, chế biến chế tạo. Lượng dự trữ ngoại hối được duy trì ở mức kỷ lục trong năm 2018 cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và NHNN đã và đang được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.

Bên cạnh việc duy trì ổn định vĩ mô, công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu cũng đã được triển khai tích cực. NHNN đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nhằm triển khai thành công kế hoạch tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 2016-2020.

Theo đó, một loạt các văn bản, khuôn khổ pháp lý nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng đã được ban hành, phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basle II và bước đầu đã được hệ thống ngân hàng đón nhận tích cực. Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức 2,16%, các hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

Tính từ năm 2012 đến tháng 7/2018, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được 794.200 tỷ đồng nợ xấu. Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, toàn hệ thống đã xử lý được 141.300 tỷ đồng nợ xấu.

Trong năm 2018, VAMC lên kế hoạch phát hành tối đa 32.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu. Đồng thời, theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì trong năm 2018, VAMC chi 3.500 tỷ đồng để mua nợ xấu theo giá trị thị trường.

Giai đoạn 2017 – 2018 và hướng tới năm 2022, VAMC dự kiến xử lý tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua (theo dư nợ gốc) và riêng năm 2018 là hơn 34.504 tỷ đồng.

Trước đó vào đầu tháng 11/2018, Thống đốc NHNN gửi văn bản yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Trong đó, yêu cầu rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu theo Nghị quyết 42 để nhận diện đầy đủ thực trạng nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lớn. Cùng với đó, các TCTD cần chủ động phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong khi thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương; đồng thời phối hợp chặt chẽ với VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã bán cho VAMC.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nợ xấu ngân hàng tiếp tục được kiểm soát ở mức 2,16%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO