Nỗi buồn từ một việc tốt

Diendandoanhnghiep.vn Đạo Phật có câu “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp” minh chứng sự quan trọng của việc cứu giúp người bị nạn.

>> Để lòng tốt "đánh bật" sự vô cảm

Ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo luật pháp: Điều 132 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ghi rõ:

“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Việc “thấy chết mà không cứu” còn là việc không chấp nhận được về đạo đức con người theo luật không văn bản là: luật đạo đức, lương tâm, luật nhân quả, hay giản đơn hơn là luật đời, là truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay truyền lại.

Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương nhờ người dân quay clip để làm chứng (Ảnh cắt từ clip)

Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương nhờ người dân quay clip để làm chứng (Ảnh cắt từ clip)

Cho nên câu chuyện Thiếu tá cảnh sát giao thông Nguyễn Ninh Dương, dùng xe ô tô cá nhân đưa người phụ nữ nằm bất tỉnh ven đường sau tai nạn nằm ở vỉa hè đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội, lúc nạn nhân đã bị chảy khá nhiều máu, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng đi cấp cứu kịp thời là việc làm hoàn toàn đúng về nghĩa vụ, trách nhiệm, lương tâm; là hành động tốt cần biểu dương lan tỏa.

Trong quá trình cứu giúp nạn nhân, đồng chí cảnh sát nhờ người dân xung quanh quay lại clip để tránh việc “làm ơn mắc oán”. Anh nói trong clip:

“Mọi người làm chứng cho em nhé! Em chỉ chở người vào cấp cứu thôi, không phải người gây tai nạn đâu nhé!”

Anh làm vậy cũng không phải là sai, clip sẽ là bằng chứng giúp tránh các rắc rối, phiền phức, do nhiều khi trên đường “làm phúc phải tội”. Thực tế, đã có nhiều trường hợp, người cứu giúp đưa đi cấp cứu bị người nhà nạn nhân cho rằng chính là người gây tai nạn, nên gây rắc rối, đòi bồi thường thậm chí hành hung.

Người tốt ở tình cảnh “há miệng mắc quai” khi nạn nhân thì chưa hồi tỉnh mà người nhà thì quá hung hãn, đáng sợ. Làm việc tốt mà lại bị “ách giữa đàng nó quàng vào cổ”, đến lúc chứng minh rõ chuyện thì “đền được vạ má đã sưng”.

>> Thông điệp lòng tốt

>> Nhắc người vượt đèn đỏ bị đâm chết: Hãy cho lòng tốt mảnh đất sống

>> “Áo giáp” nào che chở được lòng tốt?

Là cảnh sát đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi có thời gian làm công tác khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông, hơn ai hết Thiếu tá cảnh sát giao thông Nguyễn Ninh Dương hiểu có trường hợp người thân của nạn nhân khi nghe tin người nhà bị tai nạn dù chưa hiểu đầu cua tai nheo thế nào đã  không giữ được bình tĩnh hành hung cả người cứu giúp nạn nhân, đổ oan cho người tốt, có  vụ dùng cả dao tấn công... Khi sự việc được tường minh thì quá muộn.

Chưa kể anh cảnh sát còn đang công tác, đang trên đường đi làm, clip cũng là bằng chứng giúp anh lý giải với cấp trên việc anh đi làm muộn. Với hành động tốt đẹp như vậy chắc chắn việc đi làm muộn không ảnh hưởng gì tới việc đánh giá quá trình công tác của anh.

Việc đáng suy nghĩ với nỗi buồn ở đây không phải là việc Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương, đội Cảnh sát cảnh sát giao thông số 6 - Phòng cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đưa người phụ nữ ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì - Hà Nội bị tai nạn do hai xe máy va chạm đi cấp cứu. Mà buồn là  việc khi người ta làm điều tốt, điều có ích cho xã hội là cứu giúp người bị tai nạn giao thông lại đi kèm sự lo lắng với việc bị đổ oan, bắt vạ bồi thường hoặc hành hung… đến từ người thân của người mình vừa cứu giúp.

Đã có cả những câu chuyện về bọn tội phạm dàn dựng các vụ tai nạn trên các cung đường vắng lúc đêm khuya, giả làm người bị nạn máu me nằm lăn ra đường. Có lái xe nào dừng lại cứu giúp sẽ ùa ra trấn, cướp hay đổ oan, bắt vạ... Do đó, việc người ta bắt buộc phải dè chừng, cảnh giác trước việc cần kíp phải ra tay cứu người cũng là điều dễ hiểu.

Điều này chứng tỏ có một bộ phận trong xã hội cách hành xử vô pháp vô thiên manh động, hung hãn mượn cớ dọa người…, không cần phân biệt phải trái, đúng sai hành động theo cảm tính. Làm cho người ta phải cân nhắc, tính toán tránh “dây với hủi” khi giúp người rồi lại “chẳng phải đầu lại phải tai”.

Khi sự đắn đo lo sợ lớn hơn, thắng thế điều lương tâm thúc giục phải làm, người ta sẽ tặc lưỡi bỏ qua, để mặc người khác trong tình trạng nguy hiểm, quên đi tình thế nếu như chẳng may bản thân hay người nhà mình gặp nạn, có người biết, nhìn thấy nhưng không cứu giúp thì còn đau đớn nào bằng?

Đạo đức xã hội xuống cấp thì mọi thứ giàu sang chỉ là phù du, vô bổ, vì cách hành xử đạo đức văn minh mới là thứ đáng được trân trọng nhất thể hiện sự giàu có nhất trong xã hội. Việc khen ngợi anh cảnh sát là việc nên làm, nhưng cổ xúy cho việc quay clip tránh phiền phức lại là việc nên cân nhắc.

Và những ai khi gặp sự cố của người thân cần suy nghĩ thấu đáo, hành xử cho đúng mực, nếu cư xử “thiếu máu lên não nhưng thừa lực nắm đấm của tay” thì rắc rối sẽ còn phủ trùm lên cả sự không may. Để mọi người đều tự tin khi tham gia cứu giúp người bị nạn không bị sự ám ảnh nào cản trở đến công cuộc cứu người mới là điều cần hướng tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗi buồn từ một việc tốt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710829879 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710829879 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10