"Nóng" cuộc chiến quyền lực mềm Mỹ- Trung

Diendandoanhnghiep.vn Mỹ và Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh áp dụng quyền lực mềm của mình để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh địa kinh tế, địa chiến lược hiện nay.

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh quyền lực mềm trong nhiều lĩnh vực.

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh quyền lực mềm trong nhiều lĩnh vực.

>> Vai trò của đất hiếm trong cạnh tranh Mỹ -Trung

Ý tưởng về quyền lực mềm được chú ý nhiều từ thập niên 90 và được thử nghiệm trong những năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, đặc biệt sau cuộc chiến thảm khốc của Hoa Kỳ ở Iraq và sự bùng nổ hiện tượng chống Mỹ ở Trung Đông.

Trên thực tế, quyền lực mềm đã giúp Mỹ đứng vững trên con đường vươn lên bá chủ toàn cầu. Trong khi đó, quyền lực mềm cũng đã được coi là một ý tưởng đầy tham vọng ở Trung Quốc trong việc cạnh tranh địa kinh tế, địa chiến lược với Mỹ để vươn lên bá chủ toàn cầu.

Khi cạnh tranh địa kinh tế, địa chiến lược Mỹ - Trung gia tăng, các nhà nghiên cứu thấy rằng quyền lực mềm đã giúp mô hình chính trị và kinh tế của các quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn. Phần lớn các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều nhìn nhận rõ ràng điều này, nhưng một số lo lắng về những lỗ hổng tiềm ẩn xuất hiện.

Các chuyên gia nhận định, Mỹ và Trung Quốc sẽ vận dụng quyền lực mềm khá khác nhau. Trong khi Washington đặt các giá trị và lý tưởng dân chủ làm trọng tâm của việc thúc đẩy quyền lực mềm, thì Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào các vấn đề thực tế, tìm cách kết hợp với các yếu tố về văn hóa và thương mại. Cách tiếp cận đó đạt được những kết quả hạn chế ở phương Tây nhưng đã tạo tiếng vang ở Trung Quốc. 

Quan niệm của người Mỹ về quyền lực mềm luôn có một khuynh hướng ý thức hệ rõ rệt, vì Hoa Kỳ tự thể hiện mình là người bảo vệ chính cho trật tự dân chủ tự do. Tổng thống Mỹ Biden đã nắm bắt được bản chất của quan điểm này. Vào tháng 12 năm 2021, chính quyền Biden đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh vì Dân chủ với mục đích đổi mới dân chủ và xây dựng liên minh chống các cường quốc độc tài. Chiến sự Nga - Ukraine đã nâng cao hơn nữa mục tiêu nói trên.  

Ông Zhao Kejin, Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc bao gồm việc thúc đẩy văn hóa và các giá trị của Trung Quốc nhưng cũng giới thiệu mô hình phát triển kinh tế, năng lực quản lý, tiến bộ công nghệ, khả năng quân sự và khả năng vận động chính trị của Trung Quốc. Điều này được thấy rõ trong  các chiến dịch chống lại đói nghèo và tham nhũng.  

>> "Trận địa" mới trong cạnh tranh địa chiến lược Mỹ - Trung

Cách tiếp cận thực dụng hơn của Trung Quốc đối với quyền lực mềm được thể hiện trong các bài phát biểu trên các diễn đàn quốc tế lớn. “Chúng ta nên bảo vệ và cải thiện sinh kế của người dân cũng như bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua phát triển, đồng thời đảm bảo rằng sự phát triển là vì người dân và do người dân và thành quả của nó được chia sẻ cho mọi người”, ông Tập tuyên bố trong một bài phát biểu tại LHQ vào tháng 9 năm 2021.  

Tại Hoa Kỳ và các nền dân chủ công nghiệp hóa khác của phương Tây, quyền lực mềm của Trung Quốc có rất ít tác động. Tuy nhiên, tại châu Phi và châu Mỹ Latinh, cách tiếp cận thực dụng hơn của Trung Quốc đối với quyền lực mềm, như cam kết kinh tế mở rộng, đã gặt hái được nhiều thành công.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 chi châu Phi tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi.

Bà Maria Repnikova, Chuyên gia tại Đại học Georgia (Mỹ) cho rằng, sắp tới, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc thúc đẩy quyền lực mềm. Đầu tiên, sự xói mòn dân chủ, phân biệt chủng tộc tràn lan và các cuộc tấn công vào quyền sinh sản đã làm mất đi hình tượng một nền dân chủ truyền cảm hứng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, ở nước ngoài, cam kết có chọn lọc của Washington đối với nhân quyền khuyến khích dư luận hoài nghi về ý định thực sự. Hoa Kỳ cũng tự ràng buộc mình bằng cách hạn chế đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua các cơ hội đào tạo và giáo dục. 

"Về phần mình, cách tiếp cận quyền lực mềm của Trung Quốc cũng gặp nhiều thách thức. Chẳng hạn, xuất khẩu vaccine COVID-19 của Trung Quốc đã vấp phải sự nghi ngờ về hiệu quả ở nhiều quốc gia. Điều này khiến chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc không đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng. Trong khi đó, Mỹ cũng viện trợ vaccine COVID-19 qua chương trinh COVAX đạt được hiệu quả cao hơn. Tương tự, nhiều người đã lo lắng về chất lượng tương tác giữa học sinh- giáo viên và phương pháp sư phạm tại một số chương trình giáo dục ở Trung Quốc. Nói rộng hơn, cách tiếp cận quyền lực mềm thực dụng của Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ", bà Maria Repnikova nhận định. 

Các quan chức ở Hoa Kỳ đã vận dụng một cách có ý thức quyền lực mềm, mặc dù không đồng đều và thường xuyên trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu muộn hơn. Đây có thể là một bất lợi, nhưng cũng có thể là lợi thế cho Trung Quốc xét trên một số khía cạnh.  Nhiều chuyên gia dự báo, cuộc chiến quyền lực mềm Mỹ- Trung Quốc sẽ còn nóng hơn nữa trong thời gian tới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Nóng" cuộc chiến quyền lực mềm Mỹ- Trung tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713623398 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713623398 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10