Xung đột văn hóa: Trận địa mới của Mỹ- Trung

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 06/09/2020 06:10

Nho giáo - đạo Khổng rất dễ học, dễ thực hành nhưng cũng rất khó đánh bật nó ra khỏi tâm thức con người.

Mỹ bắt đầu để ý đến Viện Khổng Tử

Mỹ bắt đầu để ý đến Viện Khổng Tử

Ít người biết, từ rất lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm mọi cách khuếch trương văn hóa, chữ viết, ngôn ngữ, tư tưởng Nho giáo ra thế giới. Điều này hoàn toàn bình thường trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Người Đức có Viện Goethe, Pháp có Viện trao đổi Văn hóa, Anh có Hội đồng Anh,… tất cả đều nhằm mục đích giao lưu kết nối trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần ở ngoài lãnh thổ.

Nhưng nếu nói về quy mô, thiết chế để lan truyền văn hóa, tư tưởng thì không nước nào bằng Trung Quốc. Hai thập kỷ trước, Trung Quốc đã chủ động thành lập “Viện Khổng Tử” ở nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc đã thành lập 450 viện ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Truyền thông quốc tế rất ít đề cập tới hoạt động của các thiết chế văn hóa này.

Nhưng mới đây, ngày 1/9, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cáo buộc các viện này do chính phủ Trung Quốc tài trợ đang hoạt động nhằm tuyển dụng “gián điệp và cộng tác viên” tại các trường đại học Mỹ.

Quan chức giao hàng đầu Mỹ cho hay: “Tôi nghĩ mọi người sẽ nhìn thấy rủi ro đi kèm các viện này. Những tổ chức này có thể thấy điều đó và tôi hy vọng chúng ta sẽ đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử trước cuối năm nay”.

Hồi tháng trước, ông Pompeo gọi các viện này là “một thực thể thúc đẩy hoạt động tuyên truyền và ảnh hưởng của Bắc Kinh”. Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ hy vọng các viện này trong khuôn viên các trường đại học Mỹ sẽ đóng cửa hoàn toàn vào cuối năm nay.

Vì sao Trung Quốc chọn Khổng Tử làm “đại sứ” sức mạnh mềm trước thế giới? Lịch sử Trung Quốc có giai đoạn được gọi là “bác gia chư tử”, đua tranh nảy nở hàng trăm trường phái tư tưởng khác nhau như Nho gia, Đạo Gia, Phật Giáo,…

Hiện có khoảng 450 Viện Khổng Tử ở 100 quốc gia trên toàn cầu

Hiện có khoảng 450 Viện Khổng Tử ở 100 quốc gia trên toàn cầu

Khổng Tử có gốc tích từ nước Lỗ, tỉnh Sơn Đông ngày nay, là một người dạy học. Ông tập hợp các quan điểm trị quốc, tề gia, tu dưỡng rèn luyện bản thân,… của tiền nhân và tích cực truyền bá nó.

Thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau, Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.

Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp viết ra cuốn Trung Dung.

Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách trên được gọi là Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại thành 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.

Trong bối cảnh lịch sử hàng nghìn năm, giáo lý Nho giáo được xem là cuốn cẩm nang để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tức là có thể dùng Nho giáo để làm khuôn khổ đạo đức cá nhân, mục tiêu phấn đấu, cống hiến cho xã hội và giáo phái này cũng tham gia rất sâu vào chính trường thời phong kiến.

Hàng chục triều đại phong kiến Trung Quốc dùng Nho giáo để trị quốc, đặc biệt trong đó là tư tưởng phân biệt giai cấp, tầng lớp một cách khắc nghiệt. Vua là “cha”, dân chúng là “con”, ở Trung Quốc vua là thiên tử - con trời, dưới gầm trời này tất thảy là của vua.

Có câu quen thuộc “Vua bảo thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ bảo tử tử, tử bất tử bất hiếu”. Từ đây, Nho giáo cũng xếp đặt nghiêm ngặt vai trò vị trí của các giai tầng trong “Tam cương”, “Ngũ thường” là “vua - tôi”, “cha - con”, “vợ - chồng".

Nho giáo chủ trương dùng đạo đức và tấm gương cổ nhân để giáo dục và cảm hóa con người, bởi vậy trong học thuật đạo này chủ trương “học sách thánh hiền”, tránh xa tiểu nhân, xấu xa.

Nho giáo còn rất thành công và thịnh hành tại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Hồng Kông, Đài Loan và một phần Singapore.

Nho giáo và chủ nghĩa đại Hán gặp nhau ở rất nhiều điểm chung, đặc biệt là lòng tự tôn cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, đại trượng phu nam tử Hán phải “khuấy trời chọc biển”, quân tử mười năm báo thù chưa muộn.

Lịch sử Nho giáo tại các quốc gia châu Á cũng đi kèm với hàng loạt cuộc chiến tranh xung đột, thôn tính, mở rộng lãnh thổ. Riêng Trung Quốc đã có hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Nho giáo dễ học, dễ thực hành nhưng cũng rất khó đánh bật nó ra khỏi tâm thức con người. Thói gia trưởng, cửa quyền, độc đoán phần lớn có nguồn gốc từ Nho giáo phong kiến.

Nho giáo là hệ tư tưởng thích hợp để du nhập, truyền bá, việc Mỹ nhằm vào Viện Khổng Tử là vì lo ngại văn hóa tư tưởng Trung Quốc du nhập. Lịch sử cho thấy, bị đồng hóa về văn hóa tư tưởng còn đáng sợ hơn rất nhiều so với xâm lược bằng súng đạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ có vắc xin COVID-19 trước thềm bầu cử?

    Mỹ có vắc xin COVID-19 trước thềm bầu cử?

    09:11, 04/09/2020

  • Mỹ “ra đòn

    Mỹ “ra đòn" đáp trả nhà ngoại giao Trung Quốc: Căng thẳng dâng cao!

    09:06, 03/09/2020

  • Liên minh chống Trung Quốc: Vì sao Mỹ chọn Tokyo?

    Liên minh chống Trung Quốc: Vì sao Mỹ chọn Tokyo?

    11:15, 31/08/2020

  • Nhật Bản và Mỹ sẽ

    Nhật Bản và Mỹ sẽ "kiểm soát" Trung Quốc như thế nào?

    08:55, 31/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xung đột văn hóa: Trận địa mới của Mỹ- Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO