Các chuyên gia quân sự thế giới cảnh báo, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu sẽ nóng hơn bao giờ hết trong những năm tới.
>>Chiến sự Nga- Ukraine "đánh thức" tham vọng hạt nhân của Triều Tiên?
Nghiên cứu mới công bố của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, dự trữ vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng mạnh trong những năm tới, do căng thẳng toàn cầu gia tăng, đặc biệt là chiến sự Nga- Ukraine. SIPRI cũng cho rằng tất cả 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang tăng cường hoặc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của họ.
Cụ thể, Nga và Mỹ đang sở hữu 90% số đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới. Trong đó, Nga có 5.977 đầu đạn vào thời điểm đầu năm 2022, trong đó hơn 1.600 đầu đạn có thể sẵn sàng được sử dụng. Mỹ có 5.428 đầu đạn hạt nhân, với 1.750 đầu đạn sẵn sàng chiến đấu. Năm 2021, số lượng đầu đạn hạt nhân của cả hai nước đều giảm, nhưng điều này chủ yếu là do việc tháo dỡ các đầu đạn mà quân đội của họ đã loại bỏ nhiều năm trước đây.
SIPRI cho biết các kho dự trữ vũ khí hạt nhân có thể sử dụng được của Mỹ và Nga vẫn tương đối ổn định và nằm trong giới hạn do Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân đặt ra. Báo cáo nêu rõ hiện tổng số đầu đạn hạt nhân đã giảm nhẹ xuống còn khoảng 12.705 trên toàn thế giới, nhưng con số này có thể sẽ tăng trở lại trong thập kỷ tới, đặc biệt là khi Nga tấn công vào Ukraine.
Kể từ khi bắt đầu chiến sự, Nga đã liên tục nhắc nhở thế giới về sức mạnh hạt nhân của mình nhằm mục đích ngăn cản các nước phương Tây can thiệp nhiều hơn. Giám đốc CIA William Burns cũng đã cảnh báo Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine. Điều này đã làm nhiều quốc gia, ngay cả những nước không có vũ khí hạt nhân đang suy nghĩ lại về các tính toán của họ.
Tất cả các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và hầu hết đều đang củng cố lập luận về hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quân sự của họ" - Reuters dẫn lời ông Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt của SIPRI cho biết. Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại.
Trước đó, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đang nỗ lực tăng cường chiến lược răn đe hạt nhân chung, có thể liên quan đến việc Hàn Quốc tái khởi động những cuộc tập trận chung với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.
Ngoài ra, các quốc gia có vũ khí hạt nhân còn lại, như Ấn Độ, Israel, Triều Tiên và Pakistan gần đây đều đã phát triển hoặc triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân mới, theo SIPRI, mặc dù Israel chưa bao giờ công khai thừa nhận có vũ khí hạt nhân.
>>Mối đe dọa về một kỷ nguyên hạt nhân mới
Đặc biệt, Trung Quốc đang trong quá trình mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mình, khi nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy quốc gia này đang xây dựng hơn 300 hầm chứa tên lửa mới. Theo đó, một số đầu đạn hạt nhân bổ sung được cho là đã được giao cho các lực lượng tác chiến của quân đội Trung Quốc vào năm ngoái, sau khi bàn giao các bệ phóng di động mới và một tàu ngầm.
"Nhiều quốc gia cho rằng việc loại bỏ vũ khí hạt nhân của Ukraine không phải là điều tốt. Và điều này có thể làm giảm động lực để họ tiến tới thỏa thuận phi hạt nhân", ông Ian Chong, Chuyên gia an ninh khu vực, đồng thời là Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định và chỉ ra tại Đối thoại Shangri-La vừa qua rằng nhân loại sẽ đối mặt với nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine và mối nguy vũ khí hạt nhân
18:30, 13/06/2022
Cận cảnh siêu xe Cadillac của Tổng thống Mỹ - Quái thú nặng 9 tấn với khả năng phóng vũ khí hạt nhân
10:01, 19/01/2021
Liên minh quân sự Nga - Trung có thể hình thành khi các hiệp ước vũ khí hạt nhân New Start sụp đổ?
21:51, 29/04/2020
Mối đe dọa về một kỷ nguyên hạt nhân mới
11:05, 03/06/2022