Nông sản Việt đối diện với thách thức mới

L.NGA 16/06/2023 01:00

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU nên dự báo nhiều mặt hàng nằm trong diện ảnh hưởng.

>>Xây dựng hệ tuần hoàn nông sản xanh sẽ nâng tầm nông sản Việt

gf

Ông Nguyễn Nam Hải

Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam:

Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.

Hiện châu Âu (EU) chiếm khoảng 45% trong tổng lượng trên dưới 1,6 - 1,7 triệu tấn cà phê Việt Nam xuất khẩu mỗi năm. Do đó, ngành cà phê Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua.

Nhiều năm qua, diện tích cà phê Việt Nam ổn định từ 650.000 - 700.000 ha, và từ năm 2014, Thủ tướng đã yêu cầu "đóng cửa rừng" nên việc phá rừng trồng mới khả năng không nhiều, đặc biệt từ năm 2019 trở lại đây.

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần khoảng trên 40% khối lượng xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 đạt 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2021.

Thời gian chính thực hiện quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR - EU Deforestation-free Regulation) EUDR của EU là cuối năm 2024. Quy định mới của EU sẽ vừa là thách thức và cũng là cơ hội của ngành hàng cà phê Việt Nam.

Theo đó, việc truy xuất nguồn gốc khó khăn nhất là đối với các nông hộ. Với trên 1,3 triệu nông hộ, diện tích manh mún, phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống tại 11 tỉnh trồng cà phê. Số diện tích này thực tế là hợp pháp nhưng việc chứng minh nguồn gốc không phải dễ. Bên cạnh đó là vấn đề chi phí để thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Không chỉ với các nông hộ, khó khăn cho các doanh nghiệp là không ít nếu chủ quan, bởi thị trường EU đang chiếm trên 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam. Do đó, nếu bị siết chặt, ảnh hưởng sẽ là không nhỏ.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu rất cần có những thông tin cụ thể từ châu Âu như: Mốc thời gian áp dụng, sản phẩm cụ thể thuộc diện phải áp dụng... để doanh nghiệp chuẩn bị. Trường hợp cần thiết, Việt Nam nên đề nghị châu Âu cho lùi thời gian áp dụng quy định này để các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng hệ tuần hoàn nông sản xanh sẽ nâng tầm nông sản Việt

    Xây dựng hệ tuần hoàn nông sản xanh sẽ nâng tầm nông sản Việt

    02:10, 12/06/2023

  • “Xuất ngoại” mía: Tiếp những tín hiệu vui cho nông sản Việt

    “Xuất ngoại” mía: Tiếp những tín hiệu vui cho nông sản Việt

    03:45, 09/06/2023

  • Cơ hội cho nông sản Hà Nội “bước chân” vào hệ thống Aeon

    Cơ hội cho nông sản Hà Nội “bước chân” vào hệ thống Aeon

    23:51, 08/06/2023

  • Điều kiện để xuất khẩu nông sản “về đích”: Phát triển doanh nghiệp “đầu tàu”

    Điều kiện để xuất khẩu nông sản “về đích”: Phát triển doanh nghiệp “đầu tàu”

    11:13, 04/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nông sản Việt đối diện với thách thức mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO