Người phụ nữ ấy thường xuyên cười, luôn sẵn sàng chia sẻ, có thể trò chuyện hàng tiếng đồng hồ về kỷ nguyên công nghệ và thanh toán số - Đó là bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào.
Người phụ nữ ấy thường xuyên cười, luôn sẵn sàng chia sẻ, có thể trò chuyện hàng tiếng đồng hồ về kỷ nguyên công nghệ và thanh toán số -một lĩnh vực tưởng chừng khá máy móc, rất quy trình và có phần tẻ nhạt, cứng nhắc so với tinh thần tươi trẻ của bà - Đó là bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào.
Nhưng để có được tinh thần tươi trẻ ấy, thực tế, bà đã trải qua 20 năm kinh nghiệm trong một ngành không kém phần “quy trình” và “khô cứng” – ngành tài chính ngân hàng. Có lẽ ghế nóng Visa lần đầu tiên trao cho một người Việt, lại là một nữ doanh nhân, đã thể hiện sự vận động thú vị và chính xác nhất. Chính xác cùng ưu việt – như những đặc tính của các phương thức công nghệ thanh toán số trong “cẩm nang” thanh toán của bà Dung vậy.
Có thể bạn quan tâm
06:16, 23/08/2019
06:06, 22/08/2019
19:44, 15/08/2019
10:09, 26/08/2019
Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, ở cả mảng doanh nghiệp và bán lẻ, cho tôi nhiều kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp và kết nối đến các ngân hàng, tổ chức và cá nhân. Tôi có cái nhìn toàn diện từ phía khách hàng, doanh nghiệp và thị trường. Công việc mới chính là nơi những kinh
nghiệm, cái nhìn toàn diện đó có thể phát huy.
Visa đã hoạt động tại thị trường Việt nam từ năm 2004 và thấy được những chuyển đổi đáng kinh ngạc mà đất nước đã trải qua về mặt kinh tế. Chúng tôi luôn ghi nhớ điều này khi định hướng phát triển hoặc giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt, người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì họ cảm nhận rằng đây là một phương thức nhanh, thuận tiện hơn.
- Nhưng rõ ràng, dù mới đảm nhận vị trí “ghế nóng” Visa gần một năm nay, chắc hẳn bà cũng nhận thấy lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là thanh toán số cũng đã có những sự thay đổi “chóng mặt”, thưa bà?
Không phải chỉ mới gần đây mà tính trong 1 giai đoạn từ 2017-2018, số liệu về sự gia tăng trên tần suất các sản phẩm Visa được sử dụng trong khoảng thời nay thể hiện xu hướng tăng trưởng tích cực của các phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Theo dữ liệu của Visa, tổng giá trị giao dịch được thực hiện bởi người dùng Việt bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa tăng 37% và số lượng giao dịch tăng 25%.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và toàn cầu hóa, ngành kinh doanh - thương mại sẽ có nhu cầu tiếp cận các hình thức thanh toán nhanh và hiệu quả hơn. Số liệu gần đây từ mạng lưới của chúng tôi cho thấy rõ thanh toán kỹ thuật số là một phần trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người và điều này chắc chắc sẽ tiếp tục mang đến những thay đổi mới trong nền kinh tế.
- Có điều gì theo quan sát của bà lĩnh vực nào chưa thực sự thay đổi lớn?
Chính phủ đã có chủ hướng hướng đến xã hội không dùng tiền mặt. Hàng loạt chính sách đã được ban hành. Chẳng hạn, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02 năm 2019, để tạo thuận lợi cho người dân, trong năm nay việc thanh toán các dịch vụ công ở Hà Nội, TP HCM sẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Ở góc độ khác, hạ tầng ngân hàng đã sẵn sàng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Euromonitor từ tháng 7/2018, tỉ lệ chấp nhận thẻ (tổng doanh số chấp nhận thẻ trên tổng doanh số tiêu dùng cá nhân) tại Việt Nam cho nhóm ngành y tế là 26% và trường học là 12%.
Có thể nói, thói quen sử dụng tiền mặt chiếm tỷ lệ đến hơn 95% /tổng giá trị các giao dịch thanh toán của người dân là điều không dễ một sớm một chiều thay đổi được. Visa và mọi tổ chức vẫn đang nỗ lực để đóng góp, xoay chuyển từ nhận thức đến thói quen đó.
- Vậy bà nói riêng, Visa nói chung làm gì để góp phần thay đổi thói quen người dùng?
Đối với Visa, việc tuyên truyền và quảng bá tại các điểm chấp nhận thẻ để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là rất quan trọng. Tăng cường đào tạo đối với nhân viên thu ngân về việc chấp nhận thanh toán điện tử cũng sẽ giúp giảm tỉ lệ thanh toán tiền mặt. Những đơn vị có lượng khách hàng lớn nên mở rộng các giải pháp thanh toán mới như tích hợp hệ thống thanh toán với hệ thống tính tiền, hệ thống quản lý hóa đơn, đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trên môi trường thương mại điện tử, triển khai các kiosk cho khách hàng tự thanh toán.
Ngoài ra, để phổ cập tài chính đặc biệt cho thế hệ trẻ - những người sẽ làm chủ tương lai thanh toán, chúng tôi có nhiều hoạt động liên quan đến tăng cường nhận thức qua chương trình sinh viên với kỹ năng quản lý tài chính từ 2012 đến nay. Đây cũng là hoạt động mang tính chiến lược của Visa tại thị trường Việt Nam.
Rất nhiều hình thức thanh toán số đang bùng nổ tại Việt Nam. Theo bà, QR Code, các loại thẻ contactless, thẻ từ như thẻ tín dụng ghi nợ nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ATM… sẽ là hình thức phát triển mạnh trong tương lai?
Về thẻ, theo lộ trình, đến năm 2021, toàn bộ thẻ từ (công nghệ thẻ chip EMV) sẽ phải chuyển đổi sang thẻ chip và các thiết bị chấp nhận thẻ sẽ phải chuyển đổi. Thực tế, công nghệ thẻ chip EMV đã được Visa triển khai tại Việt Nam trong một quãng thời gian dài từ năm 2010. Từ tháng 10/2018, tất cả các thẻ mới được Visa phát hành tại Việt Nam đều được trang bị công nghệ chip thanh toán không tiếp xúc (công nghệ EMV Contactless Chip).
Để nâng cao trải nghiệm của người dùng thẻ Visa về thanh toán không tiếp xúc, Visa đã đề xuất các ngân hàng chấp nhận các giao dịch với hạn mức dưới 1 triệu đồng mà không cần chữ ký. Tóm lại, thanh toán không tiếp xúc sẽ thuận tiện và an toàn hơn so với thanh toán bằng tiền mặt nhờ vào công nghệ thẻ chip theo tiêu chuẩn bảo mật EMV này.
Visa cũng hỗ trợ nhiều công nghệ thanh toán bao gồm thanh toán không tiếp xúc, QR và thanh toán di động, đảm bảo sự nhanh chóng, an toàn và thuận tiện cho người tiêu dùng và cả điểm chấp nhận thẻ. Tôi cho rằng người tiêu dùng sẽ tự quyết định công nghệ thanh toán nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
- Phải chăng đây là nguyên do để bà từng có nhận định là các tổ chức và trung gian thanh toán như ngân hàng, fintech, viễn thông… khi tham gia cuộc đua phát triển thanh toán số, sẽ không tạo ra bức tranh khốc liệt về cạnh tranh?
Tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng, các fintech, viễn thông… đã và đang xây dựng hạ tầng cùng công nghệ thanh toán vô cùng phát triển. Có thể nói không có công nghệ thanh toán nào trên thế giới mà chưa có mặt ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở giai đoạn mới bắt đầu và khi thị trường còn rất rộng lớn với hơn 95% còn sử dụng tiền mặt để giao dịch như hiện tại, sự thống nhất và kết nối để tạo thành một hệ sinh thái là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Tôi tin rằng viễn thông sẽ không cạnh tranh ngân hàng hay fintech, cũng như ngược lại, mà hệ sinh thái này một khi hoàn thiện, như đã nói ở trên, mang đến sự tương hỗ và gia tăng tiện ích, lựa chọn, trải nghiệm tối đa cho người dùng. Đồng thời thúc đẩy Việt Nam hướng nền kinh tế thanh toán không tiền mặt sớm hơn, hiệu quả hơn.
- Vậy còn việc thúc đẩy thanh toán số trong dịch vụ công. Khu vực công liệu có sức ì lớn hơn so với thói quen của người dùng nói chung khi tiếp nhận công nghệ thanh toán mới, thưa bà?
Trong một nghiên cứu cùng đại học Stanford mà Visa toàn cầu công bố có chủ đề “tương lai của giao thông vận tải: Tính lưu động trong kỷ nguyên siêu đô thị”, chúng tôi đã tìm hiểu những khó khăn người tham gia giao thông phải đối mặt hằng ngày trong hiện tại và tương lai.
Những kết quả nghiên cứu quan trọng đã được các chuyên gia Đại học Stanford tổng hợp và đúc kết với những quan điểm sẵn có và các sáng kiến đột phá để có cái nhìn sâu hơn về cách công nghệ giúp giải quyết những vấn đề của người tham gia giao thông.
Qua đó, nghiên cứu cũng xác nhận rằng thanh toán vẫn là yếu tố cốt lõi khi di chuyển và sẽ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều thành phố chuyển sang sử dụng giao thông công cộng, thanh toán kỹ thuật số và thanh toán không tiếp xúc để đỗ xe và để thuê xe đạp hay xe gắn máy – những đặc điểm có nhiều tương đồng với các vấn đề mà kinh tế Việt Nam, đặc biệt ở các đại đô thị lớn, đang đối mặt.
- Các đại đô thị lớn ở thế giới cũng như Việt Nam hiện đang nỗ lực để xây dựng đô thị thông minh. Một đô thị thông minh không giải quyết được vấn đề thanh toán, liệu có thể thông minh được không?
Visa và cùng các đối tác vì vậy tự đặt cho mình trọng trách góp phần cải thiện, tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán cho hàng triệu người tham gia giao thông trên thế giới và đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc xây dựng các giải pháp giao thông bền vững và thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại TP HCM, ngay trong tháng 8 này, Visa đã ký kết với Sở Giao thông vận tải nhằm hợp tác thúc đẩy công nghệ thanh toán điện tử, hỗ trợ các phương thức di chuyển thông minh tại TP Hồ Chí Minh. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cách mọi người di chuyển. Đây cũng là một phương thức để thay đổi thói quen của mỗi người.
- Ngoài lề một chút, bà nghĩ sao về sự gia nhập của các nhà vận chuyển có định hướng finance - trở thành các tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trên nền dữ liệu lớn và hệ sinh thái dịch vụ ngày càng rộng như mô hình Grab với Grab Pay, Wechat, AliPay…cũng như khả năng xâm lấn thị trường thanh toán Việt Nam của các doanh nghiệp này?
Mô hình vận động của các Công ty cũng là một xu hướng của kinh tế sáng tạo, chia sẻ, số hóa được tích hợp và đặc biệt sẽ có “đất sống” ở những thị trường đông dân. Người dân luôn sẵn sàng trải nghiệm sự mới lạ và có thông thạo, quen thuộc sử dụng internet, smartphone tỷ lệ cao.
Dù vậy, tôi cũng nhấn mạnh rằng trong chừng mực nào đó, các mô hình thanh toán mới đều sẽ cần những hành lang pháp lý nhất định để phát triển đúng định hướng.
- Xin cảm ơn bà!
Đối với những ai liên quan, đang hoạt động hoặc quan tâm đến thị trường tài chính ngân hàng, thực tế không xa lạ với tân giám đốc visa việt nam và lào.
Bà đặng tuyết dung từng có hơn 5 năm làm việc tại ngân hàng techcombank, bắt đầu từ vị trí giám đốc khối ngân hàng bán lẻ (retail bank- ing) và sau đó là giám đốc khối ngân hàng bán buôn (wholesale banking).
Ngoài ra, bà cũng có hơn 15 năm làm việc tại citibank việt nam trong nhiều vai trò khác nhau. trong thời gian làm việc tại đây, bà là giám đốc quốc gia chịu trách nhiệm về giải pháp và triển khai các sản phẩm thanh toán quốc tế và quản lý dòng tiền, dịch vụ giao dịch toàn cầu, quản lý rủi ro và vận hành hệ thống.