Nước Mỹ sẵn sàng cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù bóng đen u ám từ cuộc nổi loạn tại Tòa nhà Quốc hội và dịch bệnh COVID-19 vẫn còn bao trùm, nước Mỹ đã sẵn sàng cho Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Vệ binh quốc gia được triển khai để bảo đảm an ninh cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden

Vệ binh quốc gia được triển khai để bảo đảm an ninh cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden

Sau một quãng thời gian dài, ông Joe Biden đã trở lại Washington, nhưng với tư cách hoàn toàn khác. Giờ đây ông đã trở thành Tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Và sau ngày hôm nay, ông sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của xứ sở cờ hoa.

Theo truyền thông Mỹ, Lễ nhậm chức của ông Biden sẽ bắt đầu vào khoảng 11h30 giờ địa phương ( tức 23h30 giờ Hà Nội) ngày 20/1 dưới sự chủ trì của thượng nghị sĩ Roy Blunt, chủ tịch Ủy ban Lễ nhậm chức Quốc hội.

Dự kiến, Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris là người tuyên thệ đầu tiên trước sự chứng kiến của thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor. Sau đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ được Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts chứng nhận tuyên thệ ở mặt tây Đồi Capitol vào đúng 12h trưa như truyền thống.

Bên cạnh một lễ nhậm chức khác biệt hoàn toàn so với những người tiền nhiệm, dường như giới quan sát và cả những người dân Mỹ đều chờ đón, liệu ông Biden sẽ nói những gì trong bài phát biểu nhậm chức quan trọng của mình? Và nó có mang thông điệp cố gắng hàn gắn những chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ vào lúc này?

Theo truyền thống, bài phát biểu của tân tổng thống sẽ vạch ra chương trình nghị sự và thể hiện tầm nhìn của mình với toàn dân Mỹ và thế giới. Với ông Biden, trọng tâm bài phát biểu nhiều khả năng sẽ tập trung vào vấn đề đại dịch, kinh tế, biến đổi khí hậu và chăm sóc sức khoẻ. Có vẻ ông Biden sẽ đề cập vấn đề đoàn kết người Mỹ - dù họ có bỏ phiếu cho ông hay không.

Phó Giáo sư Brendon O'Connor của Đại học Sydney chỉ ra, những nhà lập quốc thường đặt rất nhiều trọng trách và kỳ vọng đối với một tổng thống sắp tuyên thệ để đoàn kết đất nước trong bối cảnh bị chia rẽ một cách tồi tệ và đang bị tổn thương như thời điểm hiện tại. 

Hình ảnh ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống vào năm 20

Hình ảnh ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống vào năm 2009

Ông Biden sẽ phải đối mặt với một Thượng viện khác với Thượng viện mà ông ấy đã tham gia trong những năm 1970, hoặc Thượng viện mà ông ấy từng tranh cử với tư cách là Phó tổng thống của ông Barack Obama từ năm 2009-2017.

“Các Nghị sĩ đang chờ đón bản tuyên thệ của Tân Tổng thống để quyết định lập trường cho những điều xảy ra phía sau”, chuyên gia này cho biết. “Chính vì vậy, những lời kêu gọi thiếu tính mạnh mẽ về đoàn kết dân tộc sẽ đẩy ông Biden vào tình thế khó khăn”.

Một trong những điểm khác biệt lớn của lễ nhậm chức năm nay là Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump sẽ phá vỡ truyền thống 150 năm qua khi tuyên bố không tham dự sự kiện. Theo đó, ông Trump sẽ rời Nhà Trắng sáng 20/1 với lễ chia tay dự kiến diễn ra ở căn cứ Andrews, trước khi bay về Florida.

Hiện nay, an ninh tại thủ đô Washington DC đang được thắt chặt ở cấp độ cao nhất để ngăn chặn biến cố tương tự vụ người biểu tình gây bạo loạn tại Quốc hội Mỹ. Khoảng 25.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia đã được triển khai tại Washington, chưa kể hàng nghìn nhân viên thực thi pháp luật thuộc Sở Cảnh sát Washington, Cơ quan Mật vụ… 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước Mỹ sẵn sàng cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714183504 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714183504 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10