Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ: Cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý

Diendandoanhnghiep.vn Để ngăn chặn tình trạng giá hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh nhưng “lười” giảm, thiếu ổn định, các chuyên gia cho rằng, cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý…

>> Giảm giá xăng dầu – Vì đâu giá hàng hóa chưa “hạ nhiệt”?

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong buổi họp, Thủ tướng nhấn mạnh: Vừa qua giá xăng, dầu đã giảm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chức năng rà soát, có chính sách, giải pháp phù hợp để giảm giá các hàng hóa, dịch vụ liên quan, góp phần giảm sức ép lạm phát.

Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ: Cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý - Ảnh minh họa

Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ, cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý - Ảnh minh họa

Thực tế, sau đợt tăng “nóng”, liên tiếp trong các phiên điều hành gần đây, giá xăng dầu đã giảm sâu hơn 7.000 đồng/lít, thế nhưng, giá nhiều mặt hàng, dịch vụ vẫn neo đậu ở mức cao, gia tăng gánh nặng về chi phí cho đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng lạm phát.

Lý giải về thực trạng đã nêu, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do hàng nghìn mặt hàng buôn bán ở các chợ truyền thống hiện đang bị thả nổi, không thể quản lý được bởi đó là mặt hàng tự do, nhiều thì bán rẻ, ít thì bán đắt, phần lớn là được mua - bán theo cảm tính, sự thỏa thuận của hai bên. Vì vậy, muốn ổn định giá hàng hóa, dịch vụ cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý.

Theo chuyên gia kinh tế - Vũ Vinh Phú, muốn quản lý được giá hàng hóa một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng phải chọn những mặt hàng thiết yếu để bình ổn và phải làm cho bằng được.

“Ví dụ ở Malaysia người ta chọn thịt gà để đưa ra mức giá trần. Trong lúc cấp bách thì phải có những biện pháp cấp bách. Điều này trong Luật Giá của chúng ta cũng cho phép, muốn làm được thì quản lý thị trường phải làm thực sự chứ không thể phạt vạ mãi được”, ông Phú chia sẻ.

>> Giá xăng dầu giảm, doanh nghiệp vẫn “loay hoay” vì áp lực chi phí

Theo chuyên gia, Trong lúc cấp bách thì phải có những biện pháp cấp bách - Ảnh minh họa

Theo chuyên gia, trong lúc cấp bách thì phải có những biện pháp cấp bách - Ảnh minh họa

Vị chuyên gia này cũng đề xuất, tại thời điểm hiện nay, chúng ta nên chọn những mặt hàng biến động mạnh để đưa ra mức giá trần như xăng dầu, sách giáo khoa, thịt lợn, thịt bò…

“Mức giá trần là cây gậy để chúng ta kiểm soát giá, nhất là những mặt hàng đột biến mạnh, đột biến một cách vô lý. Nếu giá các mặt hàng tăng lên 30% thì phải kiểm soát. Giá trần ở đây phải được áp dụng một cách linh hoạt tại thời điểm nhất định chứ không đặt trần mãi, khi giá đã ổn định thì phải dỡ trần để hàng hóa được lưu thông bình thường. Chúng ta theo cơ chế thị trường nhưng phải có sự quản lý của Nhà nước, khi nào giá tăng đột biến và vô lý thì có quyền yêu cầu kê khai. Có quy định rồi nhưng chúng ta có làm hay không thôi, có làm một cách nghiêm túc hay không. Hiện chúng ta có ra giá trần để kiểm soát, quản lý giá đâu?”, ông Phú bày tỏ.

Không chỉ chợ truyền thống, giá hàng hóa tại các siêu thị cũng cần kiểm soát chặt, theo chuyên gia – Vũ Vinh Phú, mỗi một mặt hàng được đưa vào siêu thị đều phải chiết khấu 30%, điều này đẩy giá hàng hóa tăng lên để đảm bảo đạt giá thành sản xuất. Để quản lý giá tại hệ thống siêu thị, cần phải tổ chức lại chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng. Đồng thời hai bộ: Công Thương, Tài chính phải sâu sát với thị trường, khi nào giá tăng đột biến và vô lý thì lập tức yêu cầu kê khai.

“Ở Việt Nam, chúng ta đã có đầy đủ các cơ quan chức năng, chính sách pháp luật để điều chỉnh, quản lý giá. Quy định có rồi nhưng chúng ta có làm một cách nghiêm túc hay không. Trong Luật Giá của chúng ta cũng cho phép khi giá quá cao thì Nhà nước có quyền can thiệp để hạ giá hàng hóa. Do vậy, muốn làm được thì Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý giá phải làm thực sự, làm có trách nhiệm”, ông Phú chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm của ông Phú, ông Đỗ Văn Sinh - nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, tâm lý chung của doanh nghiệp, tư thương, tiểu thương là không bao giờ tự giảm giá hàng hóa nếu không bị bắt buộc. Vì thế vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng để kéo giá các mặt hàng thiết yếu xuống, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

“Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tích cực theo dõi, đánh giá, kiểm soát giá các mặt hàng tiêu dùng, qua đó giảm bớt khó khăn cho những người thu nhập thấp. Phải có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn với thị trường lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, có như thế mới giảm được áp lực chi tiêu cho người dân và kiểm soát lạm phát”, ông Sinh bày tỏ.

Còn theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, muốn kiềm chế lạm phát thì phải bình ổn giá, đây là trách nhiệm chính của các đơn vị như: Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Các đơn vị này phải xem xét giá thành các sản phẩm đầu vào tác động như thế nào đến giá hàng hóa để có sự điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, bản thân người tiêu dùng cũng phải thông minh, sáng suốt để biết lựa chọn sản phẩm, hàng hóa có giá thành hợp lý, thậm chí cần sẵn sàng từ chối mua hàng để các tiểu thương, doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh giá thành. Hiện phần lớn người tiêu dùng chưa ý thức đúng về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc góp phần bình ổn thị trường.

“Cần sớm có sự vào cuộc để điều tiết của các cơ quan chức năng để điều tiết giá cả hàng hóa theo quy luật thị trường chứ không thể để doanh nghiệp, tiểu thương tự do thao túng giá hay người tiêu dùng dễ dàng thỏa hiệp, những điều này càng khiến giá hàng hóa khó hạ, thị trường khó bình ổn”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ: Cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713610300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713610300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10