Ổn định giá xăng, dầu: Vẫn chờ giảm thêm thuế

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu đã có chiều hướng giảm, tuy nhiên, theo các chuyên gia, để ổn định giá vẫn chờ giảm thêm thuế...

>> Nên nâng cấp quỹ xăng dầu quốc gia thành quỹ an ninh năng lượng

Theo đó, từ 0h ngày 11/7, giá xăng dầu đã giảm mạnh hơn 3.000 đồng/lít, tương ứng khoảng 10%. Điều này không chỉ giúp cho người dân và doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí, mà còn cho thấy những nỗ lực, quyết tâm từ Quốc hội, Chính phủ trong việc giảm giá xăng dầu trong nước, cũng như kiềm chế lạm phát.

Sau nhiều lần tăng, tại phiên điều hành ngày 11/7, giá xăng dầu đã giảm sâu hơn 3.000 đồng - Ảnh minh họa

Sau nhiều lần tăng, tại phiên điều hành ngày 11/7, giá xăng dầu đã giảm sâu hơn 3.000 đồng - Ảnh minh họa

Thực tế, cũng như hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, xăng dầu tăng giá sẽ tác động rất lớn lên lạm phát và tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu tăng 51,83%, làm CPI tăng tới 1,87 điểm phần trăm trong tổng mức tăng chung 2,44%. Còn tính riêng trong quý II/2022, sau 7 lần tăng giá liên tiếp, tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,98 điểm phần trăm; nếu cộng với giá gas tăng 31%, góp phần làm CPI tăng thêm 0,45 điểm phần trăm, thì nhóm hàng nhiên liệu này đã làm CPI tăng 2,43 điểm phần trăm, trong khi cả quý II, CPI chỉ tăng 2,96%.

Sau 7 phiên tăng giá liên tiếp, từ đầu tháng 7/2022 tới nay, giá bán lẻ xăng dầu đã tạm ngừng leo dốc, đặc biệt khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu đã ghi nhận sự chuyển biến theo chiều hướng giảm tại phiên điều hành ngày 11/7, thế nhưng, theo các chuyên gia, diễn biến mặt hàng này rất khó lường, muốn “hạ nhiệt” vẫn chờ giảm thêm thuế, phí bởi giảm một mình thuế bảo vệ môi trường là chưa đủ.

Trên thực tế, sau khi thuế bảo vệ môi trường giảm vào kỳ điều hành ngày 01/4, giá xăng dầu đã có 2 lần giảm nhẹ liên tiếp vào kỳ điều hành ngày 01/4 và 12/4, thế nhưng, sau đó đã có 7 lần tăng liên tiếp và chỉ “hạ nhiệt” vào kỳ điều hành gần đây (ngày 01/7). Nguyên nhân được cho là do loại thuế bảo vệ môi trường thu cố định nên mức giảm giá bán lẻ trong nước còn phụ thuộc vào biến động giá thành phẩm xăng dầu thế giới.

Từ đó cho thấy, việc giảm thuế bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh để kìm đà tăng của giá xăng dầu, trong khi xăng dầu trên thị trường thế giới vẫn đối mặt với những diễn biến khó lường từ chiến sự Nga - Ukraine.

Trước thực trạng đã nêu, trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước, hỗ trợ cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch của Chính phủ.

>> Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo loạt vấn đề về xăng dầu

Để ổn định giá xăng dầu, chuyên gia cho rằng, ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường vẫn cần giảm thêm các thuế, phí khác - Ảnh minh họa

Để ổn định giá xăng dầu, chuyên gia cho rằng, ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường vẫn cần giảm thêm các thuế, phí khác - Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, trong kết cấu giá bán lẻ xăng dầu có giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu và chi phí nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lợi nhuận định mức... Hiện tại, thuế nhập khẩu là 10%; thuế giá trị gia tăng 10%; thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 1.000 đồng/lít dầu; thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào mặt hàng xăng (RON 95 chịu thuế 10%; E5 là 8%; E10 là 7%), không đánh vào mặt hàng dầu và tổng các loại thuế và chi phí khác đánh vào mặt hàng xăng dầu của Việt Nam chiếm 28-33% giá bán lẻ, thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới (40-60%), ngoại trừ những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Vì vậy, bên cạnh việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thì thuế nhập khẩu có thể thực hiện được ngay, bởi giảm thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Thông tin với báo chí, ông Lê Trung Hiếu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, xăng dầu là nhiên liệu quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, xăng dầu tăng cao đã trở thành một trong những yếu tố tác động mạnh và trực tiếp làm tăng lạm phát nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và cần nhiều nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất.

Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, làm chậm quá trình mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động sản xuất nhiều ngành trực tiếp có thể bị ngưng trệ, đặc biệt là các ngành vận tải, khai thác thủy sản.

“Do vậy, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần có các chính sách để ổn định giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát ở mức cho phép”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Hiếu cho rằng, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, nhiều quốc gia đã thực hiện giảm thuế như Hà Lan đã giảm 12% thuế VAT xuống còn 9%; giảm 21% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, dầu đồng thời tăng khoản trợ cấp năng lượng một lần cho các gia đình có thu nhập thấp lên gấp 4 lần, từ 200 EUR lên 800 EUR; Thái Lan giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel trong 3 tháng, sử dụng Quỹ dầu để bình ổn mặt hàng này ở mức 30 Baht/lít; Hàn Quốc giảm 20% thuế với xăng, dầu diesel và LPG.

Ở Việt Nam, lạm phát đang được kiểm soát, tuy nhiên, nếu chúng ta không có giải pháp quyết liệt thì giá xăng dầu tăng cao sẽ gây ra hiệu ứng domino đến mặt bằng giá cả hàng hóa khác.

“Do đó, cần chấp nhận một khoản thiếu hụt trong ngắn hạn nguồn thu ngân sách từ việc giảm thuế với xăng dầu để hỗ trợ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn”, ông Hiếu bày tỏ.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái yêu cầu những hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng đến chỉ số giá phải có giải pháp phù hợp, như xăng dầu tuy có sự điều chỉnh nhưng giá xăng RON95 vẫn rất cao.

Theo Phó Thủ tướng, vừa qua, chúng ta đã tính toán giảm thuế bảo vệ môi trường. Nếu còn dư địa thì có thể đề xuất với cấp có thẩm quyền giảm thêm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phải xử lý nhanh chính sách tài khóa này để kiểm soát vì xăng dầu tác động lớn đến CPI.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ổn định giá xăng, dầu: Vẫn chờ giảm thêm thuế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713468839 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713468839 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10