Ổn định môi trường pháp lý để phát triển kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Việc giảm rủi ro pháp lý không chỉ có tác động đến sự dịch chuyển ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của kinh tế tư nhân, mà còn giúp các doanh nghiệp này sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ…

>> Doanh nghiệp cần một hành lang pháp lý kinh doanh ổn định

Theo thống kê, năm 2022 có đến 98% trong số 870.000 doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu cộng cả số lượng 5,1 triệu hộ kinh doanh cá thể thì thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ.

Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Ảnh minh họa

Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Ảnh minh họa

Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dẫn đến việc không ít ý kiến phê phán cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, chỉ biết kinh doanh nhỏ lẻ, chộp giật mà không chịu đầu tư bài bản để nâng cao hiệu quả kinh tế hoặc kinh doanh bền vững hơn.

Trong khi đó, tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh, vấn đề phải hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Và ngày 31/3/2023 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 30/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó, có 60.000 - 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 20 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

>> Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Thống nhất cơ chế thử nghiệm sandbox

tỷ lệ doanh nghiệp có thể dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương có xu hướng giảm dần - Ảnh:

Tỷ lệ doanh nghiệp có thể dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương có xu hướng giảm dần - Ảnh: Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022

Xoay quanh nội dung đã nêu, Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 (Báo cáo) của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu rõ, để làm được điều này đòi hỏi môi trường đầu tư kinh doanh phải rất ổn định, đặc biệt là giảm các rủi ro pháp lý tăng cường sự ổn định và khả năng dự đoán được của pháp luật có liên quan đến kinh doanh.

Theo Báo cáo, tất cả mọi thành phần kinh tế đều đòi hỏi sự ổn định chính sách và pháp luật về kinh doanh để có thể yên tâm đầu tư. Tuy nhiên, nếu cùng đầu tư các dự án lớn, thì doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân trong nước nhạy cảm với rủi ro pháp lý hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cụ thể, các doanh nghiệp Nhà nước thường có lợi thế trong mối quan hệ với cơ quan Nhà nước cả trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Do đó, các doanh nghiệp này ít phải đối mặt với rủi ro thay đổi chính sách đột ngột hoặc sự thiếu nhất quán trong thực thi pháp luật từ phía chính quyền.

Còn các doanh nghiệp FDI cũng có hai lợi thế lớn trước vấn đề rủi ro pháp lý. Thứ nhất, doanh nghiệp FDI thường được bảo vệ theo cam kết bảo hộ đầu tư của Việt Nam; Thứ hai, trong trường hợp có xung đột với chính quyền nước sở tại thì doanh nghiệp FBI có sự hỗ trợ của chính phủ và cơ quan ngoại giao.

Ngược lại, doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân trong nước sẽ chịu rủi ro rất cao về các sự thay đổi của chính sách. Bên cạnh nhiều yếu tố khác như quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý thì rủi ro pháp lý thấp cũng là một phần nguyên nhân lý giải tình trạng vì sao doanh nghiệp tư nhân trong nước ít khi đầu tư vào các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài.

“Do đó, nếu muốn phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước dựa trên các doanh nghiệp tư nhân, thì giảm rủi ro pháp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng”, Báo cáo đề xuất.

Đồng thời nhấn mạnh, việc giảm rủi ro pháp lý không chỉ có tác động đến sự dịch chuyển ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của kinh tế tư nhân, mà còn giúp các doanh nghiệp này sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ để xây dựng nhà xưởng kiên cố, mua sắm máy móc hiện đại, đầu tư cho nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển và xây dựng thương hiệu. Điều này sẽ giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn “chộp giật” như phản ánh hiện nay.

Cho ý kiến tại Hội thảo công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2022” do VCCI tổ chức vừa qua, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đối với các dự án đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài, các nhà đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường pháp lý để quyết định liệu có đầu tư hay không. Rủi ro pháp lý cao đồng nghĩa với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp kém thuận lợi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ổn định môi trường pháp lý để phát triển kinh tế tư nhân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714258814 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714258814 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10