Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đề cao "chủ nghĩa hoàn hảo"

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Hà, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn trong cuộc trao đổi với DĐDN về quản trị chất lượng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Thành Hà, dịch COVID – 19 khiến các đơn hàng của Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn) giảm nhiều, đặc biệt là thị trường miền Nam và xuất khẩu, khách hàng nợ nhiều, chi phí tăng cao, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng nâng cao quản trị chất lượng.

Ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn

Ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (Ảnh: DƯƠNG THÀNH)

- Thưa ông, các cụ ta đã nói "tiền nào, của nấy", sản phẩm chất lượng thì thường giá cao. Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn) đã làm cách nào để đánh bật được sản phẩm Trung Quốc, với giá rẻ hơn rất nhiều?

Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ cách điện, sứ kỹ thuật, như sứ đỡ đường dây cáp điện từ 0,4 kV đến 45 kV, sứ máy biến áp trung thế, sứ cầu dao, sứ cầu chì và các loại sứ khác (sứ sét van, sứ xuyên tường có cấp điện áp đến 72 kV…).

Để cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp Trung Quốc, đầu tiên rất khó, không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà ngay tại thị trường nội địa. Vì các doanh nghiệp Trung Quốc bán sứ sang Việt Nam rất rẻ. Mới đầu chào hàng họ cung ứng cho Việt Nam sản phẩm chất lượng rất "ngon lành". Nhưng những lô hàng sau thì thiếu sự chọn lọc. Nhiều sản phẩm, như doanh nghiệp chúng tôi phải hủy, thì họ vẫn vẫn bán. Tất nhiên họ cũng có các sản phẩm tốt, nhưng với họ thì giá nào cũng có. Và những sản phẩm rẻ thì… rất ôi!

Nắm được điều này, mới đầu, chúng tôi phải chấp nhận bán sản phẩm với giá của họ, xác định không có lãi. Đến khi khách hàng đều chấp nhận vì chất lượng sản phẩm của của Sứ Hoàng Liên Sơn cao hơn, sản phẩm của Trung Quốc không thể bán được thì chúng tôi mới đàm phán giá. Dần dần mình đưa về giá hợp lý cho sản phẩm của mình.

Ở thị trường Thái Lan - thị trường xuất khẩu chủ lực của Sứ Hoàng Liên Sơn và một số thị trường xuất khẩu khác, chúng tôi cũng áp dụng giải pháp như vậy.

- Tại sao Thái Lan là thị trường xuất khẩu chính của Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn mà không phải các thị trường khác, thưa ông?

Thứ nhất, thị trường Thái Lan mới đầu cũng như Việt Nam, do các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh, nên chúng tôi đã xâm nhập được thị trường này như cách tôi vừa nói.

Thứ hai, khi sản phẩm đã có uy tín, đây là một thị trường khá ổn định. Sứ thiết bị của chúng tôi phủ ở thị trường Thái Lan gần như 100%. (100% nhà máy biến áp ở Thái Lan mua sản phẩm của chúng tôi. Chỉ sứ đỡ dây là Thái Lan không nhập vì họ có 2 nhà máy sản xuất dòng sản phẩm này).

Đặc biệt, khác với Việt Nam, ở Thái Lan sứ biến áp cứ 5 năm họ thay một lần, đường dây cũng vậy. Một số loại sứ kỹ thuật khác có thể 5 – 10 năm nhưng đều có quy định tiêu chuẩn về niên hạn sử dụng, để đảm bảo độ bền và hạn chế rủi ro, tổn thất do các sự cố, chứ không phải như chúng ta không có định mức thời gian, hoặc có mà cũng không chú trọng, cứ cháy, hỏng thì mới thay.

Theo Kế hoạch phát triển ngành điện của Thái Lan cho giai đoạn 2015-2036, quốc gia dự định xây thêm 20 nhà máy điện chạy bằng khí (17.728 MWe), chín nhà máy điện chạy bằng "than sạch" (7.390 MWe) và 14.206 MW từ các trạm năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện, một phần lớn trong số đó sẽ được nhập khẩu từ Lào hoặc Myanmar. Việc có thêm đến hai nhà máy hạt nhân cũng nằm trong kế hoạch.

Chính vì vậy, Thái Lan được coi là thị trường ổn định và tiềm năng của chúng tôi, với giá trị xuất khẩu trên 15 tỷ/năm. Tuy nhiên, hiện nay, Thái Lan là một trong những nước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID – 19, vì vậy, việc xuất khẩu đang sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi hy vọng sau dịch sẽ phục hồi lại thị trường này. Tất nhiên, song song đó chúng tôi vẫn đi tìm thị trường mới.

- Được biết, Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cũng đang tìm cách thâm nhập thị trường mới Myanmar, thưa ông?

Thực tế, ngoài thị trường Thái Lan, chúng tôi vẫn xuất khẩu cả sang Lào, Campuchia, Hàn Quốc… Chưa tính xuất khẩu gián tiếp cho một số hãng của châu Âu. Nhưng với Myanmar, vẫn là một bài toán khó với Sứ Hoàng Liên Sơn.

- Vì sao kinh nghiệm chinh phục thị trường Việt Nam, Thái Lan… của Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn không thể áp dụng được với Myanmar, thưa ông?

Đã vào thị trường mới, mới đầu chúng tôi xác định không có lãi. Nhưng tiếp cận thị trường Myanmar hơi khó, vì Myanmar gần Trung Quốc, chi phí vận tải rẻ, hàng Trung Quốc thì bán mọi giá. Mà quan điểm của Sứ Hoàng Liên Sơn vẫn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (tỉnh Yên Bái) nằm trong số 124 doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia năm 2020 với sản phẩm sứ cách điện Hoàng Liên Sơn.

Công đoạn sản xuất tại Phân xưởng sứ, Nhà máy

Một công đoạn sản xuất tại Phân xưởng sứ, Nhà máy Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (Ảnh: PHƯƠNG THẢO)

- Chất lượng sản phẩm của Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là do nguyên liệu hay công nghệ, thưa ông?

Chủ yếu là do công nghệ. Ngay từ đầu chúng tôi đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt lo nung tiêu chuẩn châu Âu, công nghệ Đức. Dần dần, hệ thống máy móc thiết bị được bổ sung nâng cấp. Hơn 40 năm chuyên sản xuất sứ cách điện, với hơn 250 sản phẩm, từ khi cả nước chưa có ai làm, đến nay dù có thêm đối thủ cạnh tranh, như Minh Long cũng chiếm sản lượng miền Nam khoảng 50%. Nhưng bù lại, chúng tôi có được thị trường xuất khẩu ổn định 20 năm nay.

Mọi người đều biết công nghệ Đức rất tốt, dù rất đắt, đắt gấp 5-7, thậm chí 10 lần công nghệ của Trung Quốc hay Đài Loan.

Người Đức ưa sự chính xác và hoàn hảo. Nói về kỹ thuật, cơ khí chính xác, Đức vẫn là hàng đầu. Và chúng tôi luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm của mình rất khắt khe, theo “chủ nghĩa hoàn hảo”. 

- Sứ Hoàng Liên Sơn cũng đã từng sản xuất sứ dân dụng, tại sao Cty lại dừng làm dòng sản phẩm này, thưa ông?

Để cạnh tranh sứ dân dụng thì phải đầu tư rất nhiều khâu, cả về mỹ thuật, thường xuyên phải thay đổi hình thức, khuôn mẫu hình dáng, mẫu mã thiết kế, men… dù công nghệ không cao. Còn sản phẩm của chúng tôi hiện nay đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu đảm bảo về chất lượng là tiêu chuẩn đầu tiên, còn mẫu mã ít thay đổi.

Vì vậy, cho dù sứ dân dụng nếu làm được, có thị trường thì lợi nhuận rất cao, nhưng chúng tôi vẫn quyết định bỏ mảng này gần 20 năm nay, chuyên sâu vào sứ kỹ thuật. Chúng tôi chọn đi theo sản phẩm thế mạnh của mình. Chúng tôi chọn làm thứ mình giỏi nhất, hoàn hảo nhất!

- Trước khó khăn bởi tác động của đại dịch COVID - 19, ông cùng Ban lãnh đạo Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đang xoay xở như thế nào?

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, thị trường sứ cách điện kém sôi động hơn; vì vậy, Công ty tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu là tiếp tục duy trì quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công nghệ, quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động, vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động vừa đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid - 19.

Các chế độ đãi ngộ, bảo hiểm xã hội, tiền lương được duy trì tốt, kịp thời. Đồ dùng y tế phục vụ phòng dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn tay được Công ty hỗ trợ miễn phí, cung cấp đều đặn hàng ngày. Vì thế, cán bộ, công nhân luôn yên tâm làm việc, nghiêm túc thực hiện các biện pháp chống COVID - 19.

Dù khó khăn, nhưng chúng tôi thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều doanh nghiệp khác khi vẫn duy trì được sản xuất, và "túc tắc" xuất khẩu, dù sản lượng giảm. Đặc biệt, lúc thị trường trầm lắng, cũng là cơ hội để Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tranh thủ nghiên cứu, hợp tác, đầu tư, nâng cao chất lượng quản trị để nắm thế chủ động khi dịch bệnh được khống chế, thị trường phục hồi.

- Xin cảm ơn ông!

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã thực hiện đốt 266 lò nung sứ, sản lượng đạt 2.339 tấn, bằng 73,1% kế hoạch năm, tăng 31% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 75,25 tỷ đồng, bằng 71,67% kế hoạch năm, tăng 39% so cùng kỳ; nộp ngân sách 6 tháng đạt 5,1 tỷ đồng; nộp bảo hiểm cho người lao động đạt 2,2 tỷ đồng; lương bình quân toàn Công ty 6 tháng đầu năm 2021 đạt 10,5 triệu đồng/người/tháng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đề cao "chủ nghĩa hoàn hảo" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713506572 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713506572 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10