PBoC bật tín hiệu bảo vệ đồng Nhân dân tệ

Diendandoanhnghiep.vn Đồng Nhân dân tệ đã thiết lập mức thấp nhất trong hai năm so với đồng USD, có nguy cơ tiếp tục suy yếu xuống dưới 7CNY/USD - một mức tâm lý quan trọng trên thị trường ngoại hối.

>> Nhân dân tệ vẫn chìm trong áp lực

Đà suy yếu tiếp tục

Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc từ 8% xuống 6%, có hiệu lực từ ngày 15/9. Động thái này nhằm thúc đẩy thanh khoản đồng USD và cải thiện khả năng sử dụng quỹ ngoại hối của các tổ chức tài chính.

Tỷ giá hối đoái trong nước của Nhân dân tệ đã thiết lập mức thấp nhất trong hai năm, gây ra những suy đoán trên thị trường về khả năng suy yếu xuống mức 7 CNY/USD (ảnh minh hoạ)

Tỷ giá hối đoái trong nước của Nhân dân tệ đã thiết lập mức thấp nhất trong hai năm, gây ra những suy đoán trên thị trường về khả năng suy yếu kéo dài (ảnh minh hoạ)

Trên thị trường trong nước, đồng Nhân dân tệ đóng cửa ở mức 6,9366 CNY/USD vào ngày 5/9, yếu hơn mức đóng cửa của ngày 2/9 là 6,993 CNY/USD. Ông Liu Guoqiang, Phó thống đốc PBOC khẳng định tại cuộc họp báo ngày 5/9 rằng, đồng Nhân dân tệ đã cho thấy sự linh hoạt hơn và những biến động hai chiều trong ngắn hạn là bình thường. Nhưng về lâu dài, ông cam đoan, đồng tiền nước này sẽ duy trì sức mạnh như một loại tiền tệ toàn cầu.

Tỷ giá hối đoái trong nước của Nhân dân tệ đã thiết lập mức thấp nhất trong hai năm, gây ra những suy đoán trên thị trường về khả năng suy yếu kéo dài.

“Thật khó để suy đoán về một điểm nào đó trong tỷ giá hối đoái. Thị trường không nên đặt cược vào một mức cụ thể. Chúng tôi không nhìn thấy sự mất giá trong một sớm một chiều của Nhân dân tệ vì Trung Quốc có thế mạnh để hỗ trợ tiền tệ. Đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ thảm họa nào xảy ra và chúng tôi cũng sẽ không cho phép điều đó xảy ra”, vị Phó Thống đốc khẳng định.

Các nhà phân tích lý giải, sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ càng bị áp lực bởi sức mạnh rộng lớn của USD trên thị trường toàn cầu và sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19 trên khắp đất nước, khiến các lệnh phong toả tiếp tục được triển khai.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, Zhang Zhiwei nhận xét: “PBoC đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ để bảo vệ tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Hành động này cho thấy PBoC không sẵn sàng chấp nhận sự phá giá mạnh mẽ của đồng tiền này với đô la Mỹ, mặc dù sự biến động gần đây được thúc đẩy bởi sự phi mã của USD so với các đồng tiền khác”.

Còn theo báo cáo của Tập đoàn China International Capitalcho, sự phục hồi kinh tế sẽ quyết định sự thay đổi của đồng Nhân dân tệ trong những tháng tới và thị trường sẽ phải lưu ý thêm về bất kỳ chính sách nào, để giải quyết sự yếu kém của tài sản và giảm thiểu sự gián đoạn do bùng phát dịch bệnh gây ra.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được cho là đang cân nhắc các biện pháp hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Dường như Mỹ đang ngày càng trở nên “diều hâu” đối với Trung Quốc với động thái mới nhất là sẽ giáng một đòn mạnh vào không gian công nghệ của nước này.

Vị Phó Thống đốc PBoC vẫn lạc quan rằng, dù đồng Nhân dân tệ đã giảm giá 8% trong năm nay do đồng đô la Mỹ mạnh lên, nhưng so với các đồng tiền khác thì tiền của Trung Quốc vẫn tăng.

“Đây không phải là sự sụt giá toàn diện của đồng Nhân dân tệ và dòng vốn xuyên biên giới vẫn bình thường, đặc biệt, tác động lan tỏa từ chính sách tiền tệ của Mỹ vẫn có thể kiểm soát được.

Chỉ số đô la Mỹ đã đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ so với các đối tác thương mại lớn của nó khi mạnh lên 14,6% trong năm 2022, trong khi đồng Nhân dân tệ giảm giá 8% - mức thấp nhất so với các đồng tiền khác trong rổ Quyền rút vốn đặc biệt. Đáng chú ý, đồng yên Nhật đã suy yếu 17%, tiếp theo là đồng bảng Anh ở mức 14% và đồng Euro ở mức 12%”, ông Liu nói.

>> Nhân dân tệ kỹ thuật số ngày càng tiến xa?

Hy vọng vào e-CNY

Trong bối cảnh đồng USD đang thể hiện vị trí thống trị trên thị trường toàn cầu, giới chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng, nước này nên đóng vai trò dẫn đầu trong việc tạo ra các quy tắc quốc tế về tiền tệ kỹ thuật số, để giúp mở rộng phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ.

Chuyên gia tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, các nhà chức trách nên chủ động hơn trong việc xây dựng các công ước quốc tế về tiền tệ kỹ thuật số (ảnh minh hoạ)

Chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng, các nhà chức trách nên chủ động hơn trong việc xây dựng các công ước quốc tế về tiền tệ kỹ thuật số (ảnh minh hoạ)

Đây là thông điệp được truyền đi từ Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc vào cuối tuần vừa qua. Bắc Kinh cũng đã đặt nhiều hy vọng vào Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY), vốn được thử nghiệm trên toàn quốc với hàng chục triệu người Trung Quốc sử dụng.

Đến nay, các nhà chức trách rất muốn thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi e-CNY trong các giao dịch quốc tế với tham vọng tách rời tài chính khỏi Mỹ, điều này có thể khiến Trung Quốc không tiếp cận được với hệ thống đồng USD và các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với thương mại với các nước bị phương Tây trừng phạt như Nga hoặc Iran.

Ông Feng Dengguo, chuyên gia tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, các nhà chức trách nên chủ động hơn trong việc xây dựng các công ước quốc tế về tiền tệ kỹ thuật số. “Điều này rất quan trọng vì sự phát triển trong tương lai của tiền tệ kỹ thuật số. Sẽ có những vấn đề về các công ước và quy tắc quốc tế, vì vậy chúng ta nên tích cực tham gia vào công việc này từ sớm”.

Có thể thấy, tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong các khu vực tài chính quốc tế là rất thấp so với vị thế của một nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Theo SWIFT, đồng Nhân dân tệ chiếm khoảng 2,17% thanh toán toàn cầu vào tháng 6/2022, là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trên thế giới, kém đồng đô la Mỹ và Euro, đồng thời thấp hơn đồng bảng Anh và yên Nhật.

Nguồn tin từ SCMP cho hay, ông Ruan Jianhong, phát ngôn viên của PBoC đã phát biểu tại một sự kiện mới đây rằng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang cải thiện các thỏa thuận, thể chế dựa trên thị trường đối với việc sử dụng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới để tăng khả năng sử dụng.

Mặc dù Trung Quốc ngày càng cảnh giác về việc phụ thuộc vào hệ thống đô la Mỹ, nhưng nhiều nhà kinh tế cũng phân tích, các biện pháp kiểm soát vốn và thặng dư thương mại của Chính phủ sẽ tiếp tục hạn chế sự phát triển của đồng Nhân dân tệ.

Tính đến cuối tháng 5/2022, e-CNY đã đạt được 264 triệu giao dịch tại 23 khu vực thí điểm, trị giá 83 tỷ Nhân dân tệ (11,9 tỷ USD). Khoảng 4,57 triệu thương gia trên khắp Trung Quốc hiện chấp nhận e-CNY.

Chuyên gia tại Học viện Khoa học Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm, các nhà chức trách nên khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn về các loại tiền kỹ thuật số và khai thác chúng để thúc đẩy những tiến bộ công nghệ trong mật mã, Blockchain và bảo vệ quyền riêng tư.

Với những diễn biến bất ổn hiện nay trên toàn cầu đều có nguy cơ đe doạ đến khả năng thanh toán xuyên biên giới, an ninh tài chính và sự phát triển của nền kinh tế thực. Do đó, sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số có thể cung cấp khả năng tối ưu hóa và thậm chí định hình lại hệ thống thanh toán.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PBoC bật tín hiệu bảo vệ đồng Nhân dân tệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713561136 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713561136 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10