Phân hóa chiến lược giảm lãi suất của các ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Nhìn lại năm Quý Mão 2023, sau 4 lần hạ lãi suất điều hành, các ngân hàng đã liên tiếp thiết lập các mặt bằng lãi suất ở mốc thấp hơn, ở cả huy động và cho vay.

Các nhóm ngân hàng ghi nhận có chiến lược giảm lãi suất khác nhau trong năm qua. (Nguồn ảnh minh họa: HDB)

Các nhóm ngân hàng ghi nhận có chiến lược giảm lãi suất khác nhau trong năm qua. (Nguồn ảnh minh họa: HDB)

>>> Hai thái cực lãi suất

Tuy nhiên, chiến lược giảm lãi suất các nhóm ngân hàng vẫn có sự khác biệt đáng kể, theo báo cáo của WiGroup. Cụ thể:

Đối với nhóm ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp, nhóm ngân hàng này có tập khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp lớn do đó tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong năm 2023 khi nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này cao trong nửa đầu năm.

Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh thì đến cuối năm, nhu cầu tăng trưởng tín dụng thấp dẫn đến nhu cầu tăng trưởng tiền gửi cũng thấp. Do đó, nhóm này có mức giảm lãi suất huy động ngắn hạn cao nhất trong các nhóm ngân hàng.

Nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước: Có mức tăng trưởng tín dụng tốt trong năm hơn mức trung bình của toàn thị trường và được NHNN giao phó đẩy mạnh tín dụng trong những tháng cuối năm do đó nhóm này có mức giảm lãi suất huy động thấp nhất.

>>> UOB: Ngân hàng Nhà nước giữ lãi suất ổn định cho hiện tại

Nhóm ngân hàng tư nhân còn lại: Nhóm ngân hàng này có mức tăng trưởng tín dụng thấp. Do đó nhóm này có mức giảm lãi suất huy động dài hạn cao nhất. 

Phân hóa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng

Sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp cũng khác nhau, thể hiện ở mức giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại các ngân hàng thương mại trong cả năm 2023.

Nhóm NH tư nhân cho vay doanh nghiệp như MBB, MSB, HDB, TCB, SHB, OCB: Đây là nhóm ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Khi đã về đích mức room tín dụng thì hoạt động huy động vốn cũng chậm lại. Các ngân hàng trong nhóm biến động lãi suất cùng mức với nhau, chỉ có OCB có mức giảm thấp nhất, WiGroup thống kê.

Nhóm ngân hàng tư nhân chuyên cho vay bán lẻ gồm VIB, STB, VPB, ACB và TPB thì có mức tăng trưởng tín dụng thấp nên mức lãi suất không có nhiều biến động trong năm. Theo WiGroup, nhóm này có mức lãi suất điều chỉnh cũng tương đối đồng đều giữa các ngân hàng.

Nhóm Big 4 - Có vốn Nhà nước gồm VCB, BID, CTG và Agribank, luôn được theo dõi lãi suất như chỉ báo biến động/ xu hướng lãi suất của thị trường, thì ghi nhận VCB và Agribank có mức cắt giảm lãi suất cao hơn hẳn so với hai ngân hàng còn lại trong nhóm quốc doanh. Hai ngân hàng không đẩy mạnh tín dụng trong những tháng cuối năm nên mức giảm lãi suất cũng cao hơn.

Nhóm ngân hàng tư nhân còn lại gồm PGB, SGB, ABB, NAB, BAB, EIB, VAB, BVB ghi nhận có mức thay đổi lãi suất chênh lệch lớn với nhau. PGB có mức giảm lãi suất cao nhất trong nhóm là 2,9%/ năm trong khi BVB chỉ giảm lãi suất là 1,65%/ năm tại thời điểm cuối năm so với đầu năm 2023.

Và mức phân hóa lãi suất kỳ hạn dài

Sự thay đổi và xáo trộn trật tự xếp theo mức hạ lãi suất của các nhóm đối với huy động tiền gửi kỳ hạn dài 12 tháng trong năm 2023, cũng thể hiện lẫn chiến lược giảm lãi suất và nhu cầu huy động vốn (liên quan đến cơ cấu cho vay) khác nhau. 

Theo đó, dẫn đầu về nhóm có mức hạ lãi suất sâu kỳ hạn dài, ngược lại chính là nhóm ngân hàng tư nhân còn lại (PGB, SGB, ABB, NAB, BAB, EIB, VAB, BVB). Theo WiGroup, nhóm này có mức giảm lãi suất huy động cao nhất và mức giảm đang không đồng đều giữa các ngân hàng. Điều này cho thấy các ngân hàng nhóm này đang không có chiến lược huy động vốn dài hạn cụ thể. 

Điều này mở rộng, cũng có nghĩa rằng nhu cầu để cân đối nguồn vốn kỳ hạn dài cho kế hoạch cho vay trung và dài hạn, với các dự án lớn, không cao. 

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân cho vay doanh nghiệp, mức thay đổi lãi suất kỳ hạn một năm tương đối đồng đều, ngoại trừ TCB và SHB. TCB có mức giảm lãi suất kỳ hạn một năm nhiều nhất, thể hiện nhu cầu vốn của ngân hàng vẫn thấp sau giai đoạn thiếu nguồn vốn kỳ hạn dài vào đầu năm 2023 để duy trì tăng trưởng.

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân cho vay bán lẻ và chuyên cho vay cá nhân thì mức biến động lãi suất giữa các ngân hàng khá lớn. Trong đó với mức giảm lãi suất thấp nhất thuộc về ACB và TPB. 

Trong khi đó, nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước có mức giảm lãi suất thấp nhất, thế hiện nhu cầu vốn kỳ hạn dài vẫn cao. Giữa các ngân hàng cũng có sự đồng đều trong mức thay đổi lãi suất. 

Biến động và phân hóa theo dữ liệu này thể hiện sát sao thực tế thị trường khi đây là nhóm có nhu cầu tài trợ vốn các dự án đầu tư trọng điểm, cơ sở hạ tầng và cho BOT cao.

WiGroup dự báo với khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào năm 2024 khi các chỉ tiêu vĩ mô đạt mục tiêu, từ đó giúp NHNN sẽ có thêm dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ, góp phần duy trì lãi suất ở mức thấp. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phân hóa chiến lược giảm lãi suất của các ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714346646 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714346646 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10