Pháp nhân thương mại phải chịu hoàn toàn chi phí khi bị cưỡng chế thi hành án

ANH KHÔI 25/02/2021 14:08

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại…

Theo đó, Dự thảo nêu rõ, pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP, bao gồm mức chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau: Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Pháp nhân thương mại phải chịu hoàn toàn chi phí khi bị cưỡng chế - Ảnh minh họa

Pháp nhân thương mại phải chịu hoàn toàn chi phí khi bị cưỡng chế - Ảnh minh họa

Dự thảo quy định, trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế, dự toán sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế, quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp (đối với biện pháp phong tỏa tài khoản) để nộp chi phí cưỡng chế.

Trong đó, trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc xuất phát từ lý do khách quan khác, căn cứ dự toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan ra quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế để thực hiện.

Ngoài ra, trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định trên, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan ra quyết định cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp.

Theo quy định, mức tạm ứng tối đa bằng dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan ra quyết định cưỡng chế, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

Có thể bạn quan tâm

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 5): Khó xử lý hình sự với vi phạm sở hữu trí tuệ

    Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 5): Khó xử lý hình sự với vi phạm sở hữu trí tuệ

    04:30, 15/11/2020

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 4): Góc nhìn pháp lý từ vụ bia Sài Gòn Việt Nam

    Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 4): Góc nhìn pháp lý từ vụ bia Sài Gòn Việt Nam

    04:50, 13/11/2020

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 3): “Quản trị tốt sẽ giúp CEO loại bỏ rủi ro!”

    Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 3): “Quản trị tốt sẽ giúp CEO loại bỏ rủi ro!”

    16:02, 12/11/2020

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 2): “Phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”

    Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 2): “Phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”

    04:50, 08/11/2020

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 1): Thấy gì từ vụ khởi tố bị can đối bia “Sai Gon Viet Nam”?

    Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 1): Thấy gì từ vụ khởi tố bị can đối bia “Sai Gon Viet Nam”?

    05:00, 06/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Pháp nhân thương mại phải chịu hoàn toàn chi phí khi bị cưỡng chế thi hành án
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO