47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Phát huy sức mạnh của thể thống nhất

LÊ MỸ 30/04/2022 05:10

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, động viên vùng cực Nam của Tổ quốc bằng thông điệp hết sức ý nghĩa.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị toàn quốc về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị toàn quốc về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

>>47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Nội lực niềm tin

Tổng Bí thư chỉ đạo: “Xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ là nhiệm vụ riêng của vùng và các địa phương trong vùng. Đồng thời, phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước: Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước”.

“Cùng cả nước, vì cả nước”

Hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đã được ban hành từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế xã hội sau Covid-19, các nhà lãnh đạo đất nước đã vô cùng chú trọng đến câu chuyện phát triển kinh tế vùng để phát huy sức mạnh liên kết. Qua đó, nhằm sớm đạt mục tiêu phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội; hơn thế, là củng cố nền tảng để đưa nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường.

Gần nhất, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hiện nay, cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo TS. Trần Du Lịch, chuyên gia Kinh tế, Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùng động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước.

“Từ chủ trương đến quy định pháp lý đều thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ về phát triển các vùng kinh tế để nâng cao hiệu quả về mặt lợi thế của từng địa bàn. Và thực tế trong những năm qua, các vùng KTTĐ đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định, những vấn đề cần được xác định lại, khắc phục để có sự phát triển và hiệu quả nhất”, TS. Trần Du Lịch chia sẻ.

>>47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Hướng tới siêu đô thị sáng tạo

>>47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Vị thế Việt Nam

Cần chính sách ưu tiên cho phát triển vùng

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia.

Sau 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chưa bao giờ cả nước có một khí thế mạnh mẽ phát huy sức mạnh liên kết vùng, “cả nước vì vùng, vùng vì cả nước” như hiện tại. Cũng như chưa bao giờ, câu chuyện quy hoạch vùng, bổ sung các điểm khuyết thiếu của vùng lại cần kíp như hiện tại.

TS. Vũ Thành Tự Anh - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, người nhiều năm gắn bó với DĐDN, cố vấn nội dung cho các chương trình Diễn đàn vùng KTTĐ phía Nam, cũng nhấn mạnh rằng bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng cứng, để kinh tế vùng phát triển và đột phá, cần được thúc đẩy hoàn thiện hạ tầng mềm. Trong đó, thể chế chính quyền vùng vẫn là một trong những yếu tố để nối kết, hàn khít sự phân mảnh trong ranh giới địa lý đến quản lý theo theo tư duy hành chính và thành tích địa phương.

Doanh nghiệp và người dân ở các vùng kinh tế hiện vô cùng phấn khởi khi được nghe đích thân Tổng Bí Thư phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Tổng Bí thư nêu: “Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng. Tôi đề nghị Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong Vùng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển Vùng”.

Có được sự nhận thức và tư duy mới, những băn khoăn quy mô, chính sách ưu đãi vùng có lẽ tới đây sẽ không còn là vấn đề rào cản. Quan trọng nhất, trong một không gian quy hoạch tổng thể, thống nhất của đất nước nay mai, trong một không khi tự hào và quyết tâm tôn vinh hơn nữa vị thế chưa bao giờ có lúc này của Việt Nam trên trường quốc tế; tin rằng các cực tăng trưởng một khi đã có động lực, sẽ nỗ lực hết sức mình nắm bắt thời cơ mới.

Có thể bạn quan tâm

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Cái giá của hòa bình

    05:30, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Nội lực niềm tin

    05:20, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Hướng tới siêu đô thị sáng tạo

    05:10, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Vị thế Việt Nam

    05:00, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Trường Sa và những người nằm lại với biển đảo

    04:30, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Chiến thắng 30/4 nhìn từ góc độ văn hóa

    04:00, 30/04/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Về với Thành cổ Quảng Trị

    03:30, 30/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Phát huy sức mạnh của thể thống nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO