Phát triển bền vững du lịch sinh thái nhìn từ Vườn Quốc gia Ba Vì

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển du lịch sinh thái không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn làm cho du lịch phát triển bền vững hơn, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

>>> Du lịch Ba Vì hút khách vì một loài hoa đặc biệt

Hút khách nhờ một loài hoa dại

Tháng 11 về, phóng viên lại có dịp đến thăm Vườn Quốc gia Ba Vì và “thưởng thức” một loài hoa đặc biệt mang tên: Hoa Dã quỳ. Trò chuyện cùng ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì, ông Thế cho biết, đây là một loài hoa đặc biệt bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của nó.

Hoa Dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì. Ảnh: Vũ Phường

Hoa Dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì. Ảnh: Vũ Phường

Khi hoa Dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì bắt đầu nở là báo hiệu một mùa thu dần kết thúc và mùa đông sắp đến. Trong tiết trời se se lạnh, nhiều đoàn du khách đã dần trở lại Vườn Quốc gia Ba Vì để hòa cùng với thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của loài hoa dại này.

Hoa Dã quỹ là một loài hoa biểu tượng của tình yêu nên du khách đến thăm hoa Dã quỳ thường mang tính nhân văn sâu sắc là thầm cầu mong cho nhau luôn có một tình yêu, một tình bạn đẹp, trong sáng, chung thủy, gắn bó, son sắc, bền lâu.

Hoa Dã quỳ hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại, là một loài cây dễ mọc, sinh trưởng nhanh, thường ra hoa vào dịp cuối thu, đầu đông (khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm). Mỗi bông hoa thường có 13 cánh, tỏa tròn to khoảng 8 – 10 cm, cánh hoa màu vàng rực, hướng dương, nhụy căng tròn, tràn đầy sức sống, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Đông đảo du khách tới Vườn Quốc gia Ba Vì “check in” loài hoa đặc biệt. Ảnh: Vũ Phường

Đông đảo du khách tới Vườn Quốc gia Ba Vì “check in” loài hoa đặc biệt. Ảnh: Vũ Phường

“Mặc dù có ý nghĩa và vẻ đẹp kiêu sa, lãng mạn như vậy, nhưng không hiểu sao người đời lại không dùng hoa Dã quỳ để trao tặng cho nhau trong ứng xử giao tiếp và cũng không dùng hoa Dã quỳ để trao tặng cho nhau trong tình yêu, mà người đời chỉ khao khát được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, cảm nhận được những giây phút thăng hoa cảm xúc, khen tặng và tiếc nuối cho vẻ đẹp đến mê hoặc lòng người của một loài hoa dại”, ông Thế trầm tư.

Loài hoa Dã quỳ tại Vườn Quốc gia Ba Vì đã có từ thời Pháp những năm 1930 – 1954. Xuất phát từ thị hiếu của du khách, từ năm 2015, Vườn Quốc gia Ba Vì đã trồng thêm, chăm sóc, kiểm soát loài hoa này để sinh trưởng, phát tán tự nhiên phục vụ cho du khách tới tham quan mỗi năm. Đến nay, diện tích trồng hoa tại đây khoảng 10ha. Trong tháng 11, bình quân mỗi ngày Vườn có khoảng 7000 - 8000 lượt khách đến tham quan. Đỉnh điểm, có ngày Vườn đón tiếp khoảng 15.000 người, tuyến đường dẫn lên trạm soát vé của Vườn lại chật kín phương tiện đến… vài kilomet.

Cảnh sắc “trời ban” tuyệt đẹp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: MXH

Cảnh sắc “trời ban” tuyệt đẹp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: MXH

>>> “Đánh thức” du lịch bốn mùa tại địa phương

>>> Truyền thông có vai trò quan trọng để phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch sinh thái bền vững

Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì – Đỗ Hữu Thế cho rằng, du lịch sinh thái đang là xu hướng của du khách trong và ngoài nước và là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch nước ta hiện nay. Vườn Quốc gia Ba Vì có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, với nhiều loài động, thực vật rừng quý, hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn gen. Nơi đây còn hội tụ nhiều cảnh quan kỳ vĩ, những di sản văn hóa lâu đời của người Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng, những di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với các công trình văn hóa, tâm linh như: Đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên,… khiến cho Vườn Quốc gia Ba Vì trở thành khu du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn của nước ta. Điều đó cũng đặt ra bài toán khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

Ông Đỗ Hữu Thế - Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: Vũ Phường

Ông Đỗ Hữu Thế - Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: Vũ Phường

Với phương châm “phát triển bền vững dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học”, những năm gần đây, Vườn đã triển khai nhiều chương trình bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nhất là bảo tồn các cây dược liệu quý; bảo tồn hệ sinh thái và các nguồn gen quý, hiếm (cây Bách xanh, cây Phỉ ba mũi, cây Thông tre, cây Vàng tâm, sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Hiệp,…).

Tuy nhiên, du lịch sinh thái hiện nay vẫn đứng trước nhiều thách thức cần được giải quyết, nếu muốn ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đơn cử, nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm du lịch Việt Nam chậm đổi mới, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm.

Các sản phẩm du lịch mới chủ yếu khai thác các giá trị tài nguyên sẵn có, chưa có nhiều sản phẩm bổ trợ nhằm thu hút khách, kích thích nhu cầu chi tiêu của khách, tăng nguồn thu cho địa phương. Việc thiếu các sản phẩm bổ trợ cũng làm giảm nhu cầu đến, cũng như khả năng quay trở lại của khách du lịch.

Hạ tầng giao thông tại Vườn Quốc gia Ba Vì đang được cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của du khách trong thời gian tới. Ảnh: Vũ Phường

Hạ tầng giao thông tại Vườn Quốc gia Ba Vì đang được cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của du khách trong thời gian tới. Ảnh: Vũ Phường

Thiết nghĩ, để phát triển du lịch sinh thái bền vững ở nước ta, ngành du lịch, các địa phương cần tổ chức tốt công tác quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch đó. Trong quá trình quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch du lịch với các chuyên gia ở lĩnh vực khác, với chính quyền và nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, ngành du lịch cần đảm bảo sự cân bằng trong phát triển du lịch với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; thiết lập các nguyên tắc đảm bảo cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội. Cùng với đó, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch hướng đến các du khách quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ để quảng bá có hiệu quả và tập trung vào các thị trường quan trọng.

Đồng thời, cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút đầu tư về hạ tầng du lịch nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng, nổi bật của từng vùng miền để tạo nên nét độc đáo tại mỗi điểm du lịch, đồng thời quảng bá được hình ảnh Việt Nam đến với du khách.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển bền vững du lịch sinh thái nhìn từ Vườn Quốc gia Ba Vì tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714301518 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714301518 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10