Phát triển bền vững ở Việt Nam: Có nhiều chỉ tiêu rất khó tính toán

Diendandoanhnghiep.vn Có nhiều chỉ tiêu trong các quy định của Việt Nam rất khó tính toán. Đặc biệt, việc tính toán chưa thực sự có độ tin cậy cao.

>>Chỉ số PSDI mới đo được bề nổi “bức tranh” bền vững

TS. Nguyễn Thế Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ với DĐDN bên lề hội thảo “Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị” do Học viện Chính sách và Phát triển vừa tổ chức gần đây.

TS. Nguyễn Thế Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ảnh: Nguyễn Việt

TS. Nguyễn Thế Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ảnh: Nguyễn Việt

- Ông có thể chia sẻ về khái niệm phát triển bền vững và tại sao lại nêu ra quan điểm này?

Lâu nay chúng ta quan niệm phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột chính, đó là kinh tế-xã hội-môi trường. Tuy nhiên, 3 trụ cột này lại được sắp xếp và đặt nó hoàn toàn độc lập. Như vậy, theo chúng tôi 3 trụ cột đó cần được lồng ghép và phát triển hài hoà.

Yếu tố tăng trưởng kinh tế phải nhanh, hài hoà, bền vững, thúc đẩy tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên và biến đổi khí hậu… Tuỳ từng thời kỳ phát triển và tăng trưởng kinh tế, thế giới sẽ đặt ra những vi phạm, thách thức và các mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn đó.

Ví dụ, trong thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước thế giới đặt ra vấn đề không ảnh hưởng đến môi trường. Giai đoạn 80 -90 thì thế giới đặt ra vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Còn giai đoạn hiện nay, trong quá trình toàn cầu hoá lại đặt ra vấn đề biến đổi khí hậu.

Mục tiêu và nội hàm của phát triển bền vững phải theo kịp xu thế đó, cũng như vấn đề con người đặt ra trong quá trình phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững hiện nay đang được thế giới và Việt Nam tích cực đẩy mạnh để đáp ứng cam kết đã ký tại COP 26. Vậy, theo ông phát triển bền vững, xanh có ý nghĩa như thế nào đối với việc hiện thực hoá các cam kết?

Các cam kết tại COP 26 cũng như các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đã được thể chế hoá bằng các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Do đã được thể chế hoá và hiện nay đang được lồng ghép vào trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, ngành… Với mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi đã đề xuất mô hình phát triển của Việt Nam là tăng trưởng xanh và hài hoà.

Để thực hiện điều nay, chúng ta cần xây dựng hệ thống thể chế, mục tiêu phù hợp với bối cảnh hiện nay, phù hợp với mục tiêu mà Việt Nam đã cam kết để trong quá trình thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

- Với mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đưa ra hàng loại mục tiêu. Tuy nhiên, trong thời gian qua có một số mục tiêu vẫn chưa đạt được. Theo ông đâu là nguyên nhân gây vướng mắc?

Hiện nay, Việt Nam đang có 17 mục tiêu phát triển bền vững và 158 chỉ tiêu thành phần. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam cũng đã có những lộ trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2019 đến 2025.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất là số liệu, dữ liệu. Có rất nhiều chỉ tiêu trong các quy định của Việt Nam rất khó tính toán. Đặc biệt, việc tính toán chưa thực sự có độ tin cậy cao.

Những chỉ tiêu đó chỉ phản ánh chỉ tiêu phát triển bền vững mà chưa phản ánh được sự đánh giá phát triển bền vững. Đơn cử, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ tác động như thế nào đến quá trình giảm nghèo, đến quá trình phát triển con người hay vấn đề tăng trưởng xanh.

Chúng ta chỉ đặt ra chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, vậy vấn đề về tăng trưởng xanh sẽ ra sao? Trong nghiên cứu của chúng tôi đã đề xuất những chỉ tiêu mang tính chất lồng ghép, tích hợp để các chỉ tiêu đó phản ánh hài hoà và đánh giá được sự phát triển bền vững của Việt Nam.

>>Kinh tế tuần hoàn, quản lý phát thải từ các thực hành phát triển bền vững tại Vinamilk

>>Doanh nghiệp được gì từ đầu tư phát triển bền vững?

Hiện nay, Việt Nam đang có 17 mục tiêu phát triển bền vững và 158 chỉ tiêu thành phần. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam cũng đã có những lộ trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2019 đến 2025. Ảnh: Nguyễn Việt

Hiện nay, Việt Nam đang có 17 mục tiêu phát triển bền vững và 158 chỉ tiêu thành phần. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam cũng đã có những lộ trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2019 đến 2025. Ảnh: Nguyễn Việt

- Như vậy, con số thống kê chưa đầy đủ và không toàn diện có phải là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu trong nghiên cứu chưa thể đưa ra được một con số cụ thể để đánh giá sau đó tìm ra giải pháp, thưa ông?

Ở đây cần phải làm rõ hai nội dung. Thứ nhất, chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và thống kê của Việt Nam. Có rất nhiều chỉ tiêu không đánh giá được do không được thống kê hoặc phải thông qua các thống kê chuyên đề.

Ví dụ, tỉ lệ thoái hoá đất phải thông qua thống kê chuyên đề thì mới làm được. Đây là thực trạng hiện nay ở Việt Nam. Còn bộ chỉ tiêu do chúng tôi đề xuất là bộ chỉ tiêu tích hợp, ngoài việc sử dụng số liệu thứ cấp thì phải tính toán thêm để có những bộ chỉ tiêu mới.

Thứ hai, trong chỉ tiêu đó chúng tôi đề xuất chỉ tiêu về tỉ lệ xanh mà không sử dụng tỉ lệ che phủ rừng. Tỉ lệ che phủ rừng theo thống kê hiện nay của Việt Nam là do thống kê của các tỉnh. Nhưng tại một số địa phương, như Hà Nội hay một số thành phố trực thuộc trung ương thì tỉ lệ cây xanh đô thị rất lớn.

Những chỉ tiêu đó hoàn toàn có thể thống kê được, và có thể kết hợp các chỉ tiêu đó để tạo thành bộ chỉ số. Như vậy, sẽ phản ánh thực chất và logic hơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững.

- Từ những vướng mắc trên, ông có đề xuất gì để Việt Nam có thể tiến tới phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu trong cam kết COP 26?

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, mô hình. Chúng tôi đề xuất mô hình tăng trưởng xanh, hài hoà. Thứ ba, thể chế làm “bệ đỡ” cho quá trình phát triển bền vững một cách hiệu quả và thực chất hơn.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển bền vững ở Việt Nam: Có nhiều chỉ tiêu rất khó tính toán tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713527467 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713527467 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10