Phát triển du lịch: Bỏ ngay “ăn xổi ở thì”

NHẬT QUANG 27/06/2022 05:00

Ngành du lịch Việt Nam vừa mới thoát cảnh đìu hiu sau hơn hai năm “đóng băng” do đại dịch COVID-19. Du lịch vừa khởi sắc lên chút, thì đâu đó lại có “hạt sạn” làm khó chịu du khách.

>>Nha Trang: Xử phạt nhà hàng bị tố “chặt chém” du khách

Cách làm “du” nhưng thiếu “lịch” chính là nguyên nhân khiến khách “một đi không trở lại”.

Thay vì việc nâng cao chất lượng, giữ chân du khách, cho du khách cảm giác thoải mái, thấy mình là “thượng đế” xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra; thì vẫn còn cách làm ăn chụp giật, chặt chém của một số đơn vị dịch vụ hành xử như đang đuổi khách đi. Làm dịch vụ mà như vậy thì không khác gì dỡ móng nhà ra bắc cầu ao, đợi đến lúc nhà thì đổ, ra cầu ao thì trơn trượt ngã lăn quay.

Ngày nay, khách hàng có sức mạnh rất lớn nhờ truyền thông mạng xã hội. Chỉ một chỗ gây lỗi bị “bóc phốt” đưa lên, các lượt xem, chia sẻ lan tỏa trên các hội nhóm sẽ tạo áp lực ngay và luôn cho cơ sở kinh doanh. Ngay lập tức, thông tin sẽ tới cơ quan quản lý nhà nước theo nhiều đường tiếp cận. Cơ sở sẽ bị kiểm tra, để giữ gìn hình ảnh, lấy lại uy tín cho thành phố du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam.

Phần mìp/xàop/cóp/giáp/200.000 đồngp/

Chủ nhà hàng Ngọc Phú (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị tố vì bán mì xào với giá 200.000 đồng.

UBND thành phố biển xinh đẹp Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - nơi có vịnh biển đẹp bậc nhất thế giới, có khu vui chơi giải trí hấp dẫn Vinpearl Land, viện Hải Dương học kỳ thú, Tháp Bà Ponagar của nền văn hóa “vàng son một thuở” Chăm pa… vừa ra quyết định xử phạt 21 triệu đồng với một nhà hàng trên địa bàn vì bán suất mì xào bò lơ thơ vài miếng thịt mỏng với giá 200.000 đồng - “chát hóc” hơn mắm bò hóc nơi đây.

Đây chính là ví dụ điển hình cho cách làm dịch vụ du lịch theo kiểu “ăn xổi ở thì”, hình thành từ thói quen kinh doanh rất xấu xí của người Việt. Đó là thay vì làm thế nào để khách quay trở lại thì họ lại nghĩ “khách chỉ đến một lần, biết bao giờ quay lại”, nên mài dao cho sắc mà “chém”. Họ quên rằng truyền thông có quyền lực mềm mà sắc không kém cạnh con dao thái thịt bò của quán.

Bài đăng lên, các hội nhóm chia sẻ, địa chỉ quán “chặt chém” khách sẽ bị đánh giá 1 sao, sẽ bị cho vào “danh sách đen” tẩy chay thì ngày đóng cửa quán sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Bên cạnh thiệt hại của cá nhân chủ quán, việc “chặt chém” còn gián tiếp gây hại cho hình ảnh, môi trường kinh doanh của thành phố du lịch.

Lúc này, chủ quán dù có xin lỗi cũng khó được chấp nhận, khi không công khai niêm yết giá thực đơn, không niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hướng dẫn, giúp đỡ du khách.

>>Taxi dù “chặt chém” du khách tại Nha Trang - Ai chịu trách nhiệm quản lý?

>>Nhà hàng hải sản ở Đà Nẵng bị tố “chặt chém” gửi lời xin lỗi thực khách

>>Thấy gì từ vụ du khách Nhật bị “chặt chém” gần 3 triệu đồng?

Nhà hàng hải sản Ngọc Phú nơi khách tố “chặt chém” – Ảnh từ bài viết nhân vật

Nhà hàng hải sản Ngọc Phú nơi khách tố “chặt chém” – Ảnh từ bài viết nhân vật

Khách du lịch là người có tiền, sự khôn ngoan cùng lòng tự ái cao, họ đủ khả năng để thanh toán thực đơn với giá bị “xào mềm” kiểu “sữa chua đấm đá” chứ không phải sữa chua đánh đá, nhưng họ sẽ thấy tức giận cùng cảm giác bị xúc phạm khi thấy mình như con vịt bị “vặt long”. Họ sẽ trả đũa, khách càng thông minh, cách trả đũa càng nguy hiểm cho chủ cơ sở dịch vụ. Đòn “hồi mã thương” của họ sẽ khiến các cơ sở dịch vụ du lịch “thăn, thịt” khách hàng không thể ngóc đầu lên được.

Mong rằng, đây sẽ là bài học để các cơ sở dịch vụ, du lịch chứng minh bằng đẳng cấp, chất lượng dịch vụ, chứng tỏ sự có tâm, gắn bó với nghề với công việc hiệu quả tuy đến chậm nhanh chắc chắn.

Nguồn khách đến rồi sẽ có phản hồi tích cực, ngoài việc quay lại họ còn giới thiệu và dẫn dắt giới thiệu anh chị em, bạn bè..., nếu làm tốt, con số khách hàng sẽ lên theo cấp số nhân. Hãy chăm chỉ xây dựng hình ảnh, thương hiệu chân thực, lúc đó bạn chỉ lo mình không có sức mà phục vụ, thu tiền từ lượng khách dồi dào.

Còn chỉ nhăm nhăm mài sắc dao nhằm vào để “mót” vài khách lẻ là chính mình đang cầm dao chặt chân, hất đi nồi cơm của chính mình. Bởi khách có nhiều cách để đối phó khi họ tự trang bị theo đồ ăn, thức uống mang đi du lịch. Hoặc họ sẽ chọn các cơ sở tín nhiệm, có phản hồi tốt, chấp nhận việc phải di chuyển cách xa nơi ở.

Với dịch vụ taxi cũng thế, công nghệ điều hướng hiện nay giúp du khách dễ dàng tính toán được khoảng cách quãng đường di chuyển. Hãy lịch sự và thật thà phục vụ tốt, số tiền “bo” của khách sẽ xứng đáng với thái độ phục vụ, thay vì chạy lượn vòng vèo để rồi bị “bóc phốt”, khiếu nại thì “lợi bất cập hại.

Mong sao chính quyền, cơ quan quản lý du lịch có thêm chế tài kiểm soát các cơ sở, dịch vụ du lịch để khách có cảm giác yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ của mình, thay vì đi chơi có cùng nỗi lo bị “làm thịt”.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] “Nâng cấp” môi trường du lịch nhìn từ vụ “chặt chém” du khách Nhật

    01:25, 09/08/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Thấy gì từ vụ du khách Nhật bị “chặt chém” gần 3 triệu đồng?

    10:13, 08/08/2019

  • Xin lỗi và tặng vé máy bay cho du khách Nhật bị "chặt chém" 2,9 triệu đồng

    08:00, 07/08/2019

  • Hà Tĩnh: Kiên quyết dẹp bỏ nạn “chặt chém” du khách

    04:50, 17/04/2019

  • Nha Trang: Xử phạt nhà hàng bị tố “chặt chém” du khách

    16:35, 26/02/2019

  • Có hay không việc thông đồng để “chặt chém” khách nước ngoài tại Nha Trang?

    08:26, 10/02/2019

  • Taxi dù “chặt chém” du khách tại Nha Trang - Ai chịu trách nhiệm quản lý?

    11:57, 24/07/2018

  • Nhà hàng hải sản ở Đà Nẵng bị tố “chặt chém” gửi lời xin lỗi thực khách

    13:45, 25/01/2018

  • Vụ nhà hàng hải sản tại Đà Nẵng bị tố “chặt chém”: Sẽ cho đối chất hai bên!

    15:47, 23/01/2018

  • Ê kíp của ca sĩ Quang Lê tố bị "chặt chém" bữa ăn khuya gần 25 triệu đồng tại nhà hàng ở Đà Nẵng

    13:00, 23/01/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển du lịch: Bỏ ngay “ăn xổi ở thì”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO