Phát triển du lịch nông nghiệp ĐBSCL

Diendandoanhnghiep.vn Các đại biểu và chuyên gia tại Diễn đàn Kết nối du lịch TP.HCM mới đây đều cho rằng, ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp.

>>>CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Cân bằng cán cân trực tuyến

Diễn đàn Kết nối du lịch TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ II, ngày 20-5 tại tỉnh Đồng Tháp, với sự chủ trì của lãnh đạo TP.HCM và lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.

Diễn đàn Kết nối du lịch TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ II, với sự chủ trì của lãnh đạo TP.HCM và lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, ĐBSCL có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp. Theo ông, những năm gần đây, kể từ khi có chương trình hợp tác liên kết du lịch với TP.HCM đang mở ra cơ hội thúc đẩy khu vực nói chung và du lịch nói riêng đầu tư, thu hút nguồn lực, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Nhận thức tầm quan trọng và những lợi thế của du lịch nông nghiệp, những năm qua, việc phát triển và nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm du lịch nông nghiệp giữa ĐBSCL và TP.HCM được các địa phương chú trọng đầu tư gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp được hình thành, các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm OCOP được tổ chức, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và TP.HCM.

"Trước hết, để làm được điều này chúng ta cần tập trung vào 3 thế mạnh nổi trội của vùng đó là lúa, trái cây và cá, ứng với chuỗi canh tác nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ. Chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp chính là quá trình tạo ra trải nghiệm du lịch, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch", ông Hà Văn Siêu nhấn mạnh.

Về định hướng phát triển du lịch ở khu vực trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu đề nghị các địa phương tập trung một số nội dung như sau: Thứ nhất, cần tập trung vào chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp nổi trội của ĐBSCL gắn với trải nghiệm du lịch trong các khâu canh tác, nuôi trồng, chế biến cũng như trong tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp (lúa, gạo, cá, trái cây…).

Thứ hai, nâng cao chuỗi giá trị chính là quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, dịch vụ hỗ trợ, lồng ghép giá trị bản địa (văn hóa trồng lúa, lối sống, đờn ca tài tử..) để nâng cao giá trị trải nghiệm du lịch nông nghiệp.

>>>Xác định nhu cầu nhân sự ngành du lịch sau đại dịch

ĐBSCL có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp.

ĐBSCL có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Thứ ba, trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp cần định hướng đầu tư, thu hút nguồn lực, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo phát triển đa dạng sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Thứ tư, về hướng liên kết, cần phát huy vai trò dẫn dắt của TP.HCM là thị trường nguồn gửi khách đến ĐBSCL thông qua các chương trình du lịch nông nghiệp.

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, sau đại dịch COVID-19, xu hướng du lịch chung đã có sự thay đổi. Du lịch nhóm nhỏ gồm gia đình và bạn bè, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và trải nghiệm gắn với thiên nhiên; du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa là xu hướng chủ đạo.

"Để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp ĐBSCL và TP.HCM trong bối cảnh mới, chúng ta cần kết nối hạ tầng giao thông để rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương; kích cầu đầu tư hỗ trợ vốn vay cho các tổ chức cá nhân phát triển du lịch sinh thái, phát triển sản phẩm với chất lượng và nguồn cung đảm bảo; chất lượng sản phẩm du lịch phải độc đáo, đa dạng thị hiếu của từng độ tuổi và nhu cầu riêng của khách hàng; đảm bảo tính bền vững và gắn với bảo tồn phát huy bản sắc của địa phương", ông Dương Anh Đức cho biết.

Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Phan Đình Huê - Chủ tịch Công ty du lịch Vòng Tròn Việt đánh giá, hầu hết ĐBSCL đều có thế mạnh về du lịch sinh thái và gần đây là du lịch nông nghiệp, tuy nhiên về dịch vụ lưu trú còn khá yếu.

"Các điểm du lịch hiện nay đều do nông dân làm, liên kết hợp tác xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng khá hấp dẫn, có sự phối hợp quảng bá của truyền thông và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đất của bà con là đất nông nghiệp, giải quyết cơ sở pháp lý để xây dựng cơ sở lưu trú còn nhiều khó khăn. Nên chăng thành lập một dự án để điều hành hoạt động du lịch của vùng một cách chuyên nghiệp", ông Huê kỳ vọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển du lịch nông nghiệp ĐBSCL tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713552990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713552990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10