Phát triển hạ tầng công nghiệp, đón đầu làn sóng đầu tư vào Thừa Thiên Huế

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất và sẵn sàng đồng bộ hạ tầng tại các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp (KKT, KCN) để đón đầu các nhà đầu tư lớn.

Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn crủa Thừa Thiên Huế (Ảnh: TNMT)

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với quản lý, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh luôn nỗ lực tạo môi trường đầu tư hấp dẫn; ban hành các kế hoạch, chính sách ưu tiên để mời gọi các nhà đầu tư cũng như hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục hành chính, góp phần nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KKT, KCN, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách.

Nhằm tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nhằm phát triển đô thị, nông thôn theo hướng bền vững, từng bước hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế, Công nghiệp, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm năm 2021 về phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp.

Theo đó, tỉnh triển khai lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng 2050 gắn với việc xây dựng và triển khai quản lý hệ thống cơ sỡ dữ liệu quy hoạch tỉnh; Triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Thừa Thiên Huế đề ra mục tiêu hoàn thành việc xây dựng các Đề án như: Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP Huế, sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP Huế; Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế;...

Trong năm 2021, tỉnh tập trung khởi công các gói thầu xây lắp dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh), dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng với đó, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng du lịch. Trong đó, hoàn thiện đường Tự Đức - Thuận; đường kết nối đường phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén; nâng cấp, mở rộng tuyến đường tiếp cận điểm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm - Bạch Mã; hỗ trợ triển khai dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airline).

Đối với hệ thống giao thông, tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan Trung ương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: Quốc lộ 49, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; Tiếp tục đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An; đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; nâng cấp, mở rộng đường Hà Nội; tuyến đường dọc sông Hương (phía Nam)…

Bên cạnh đó, để hoàn thiện hạ tầng các KKT, KCN hút đầu tư phát triển công nghiệp, Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các dự án cấp nước sạch; tiếp tục thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án cải thiện môi trường nước TP.Huế; Ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các KCN, sớm đưa Nhà máy xử lý rác ở Phú Sơn vào vận hành; tỉnh sẽ đảm bảo việc hỗ trợ cung cấp điện thi công đến hàng rào công trình theo quy hoạch…

Đối với hạ tầng công nghệ thông tin luôn được tỉnh chú trọng. Tới đây, tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ triển khai xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, tiến tới hình thành đô thị thông minh, thực hiện mục tiêu phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số…

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh sẽ chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp và các ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất và sẵn sàng đồng bộ hạ tầng tại các KKT, KCN để đón đầu các nhà đầu tư lớn. Đồng thời, tỉnh sẽ phải có sự chọn lọc trong thu hút đầu tư, sẽ không vì mục tiêu thu hút nhiều dự án mà đánh đổi môi trường hay thu hút những dự án có nguy cơ ô nhiễm, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế không cao.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư tập trung vào các thế mạnh như: du lịch, dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ cao, dịch vụ cảng biển, logistics, khu phi thuế quan, công nghiệp phụ trợ... Đặc biệt, các khu vực đắc địa như ở KKT Chân Mây - Lăng Cô, sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án như: đường trục chính Khu đô thị Chân Mây, khởi công đường nối khu phi thuế quan với khu cảng Chân Mây. Tiếp tục kêu gọi đầu tư khu phi thuế quan, hạ tầng cảng và dịch vụ cảng Chân Mây.

Mặt khác, trong năm nay, tỉnh tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn III, IV; Kêu gọi đầu tư nhà ở, hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ công nhân gắn với phát triển khu công nghiệp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển hạ tầng công nghiệp, đón đầu làn sóng đầu tư vào Thừa Thiên Huế tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710801 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710801 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10