Phát triển logistics ở miền Trung thiếu cả hạ tầng “mềm” lẫn “kết cấu cứng”

NGỌC THÁI 31/08/2020 03:07

Được cho là thị trường tiềm năng, đa dạng các loại hình hàng hóa nhưng thời gian qua, việc thúc đẩy phát triển logistcs ở khu vực miền Trung vẫn đang loay hoay tìm giải pháp.

Có rất nhiều nguyên nhân được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đưa ra phân tích nhưng để có lối đi đột phá, khu vực logistcs ở đây vẫn đang cần nhiều “thuyền trưởng” chiều lái.

Hạ tầng thiếu đồng bộ

Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Theo đó, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Bên cạnh đó, Quyết định 200/QĐ-TTg cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phải tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, sau một thời gian thực hiện Quyết định 200 của Chính phủ, nước ta đã có nhiều chuyển biến trong công tác thu hút đầu tư vào hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics ở giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển…

Nhiều tỉnh, thành miền Trung chạy đua xây dựng cảng biển trong những năm qua nhưng hoạt động dịch vụ logistics vẫn chưa phát huy hiệu quả

Nhiều tỉnh, thành miền Trung chạy đua xây dựng cảng biển trong những năm qua nhưng hoạt động dịch vụ logistics vẫn chưa phát huy hiệu quả

Nhiều tỉnh, thành trên cả nước trong đó có khu vực miền Trung đã kêu gọi đầu tư có hiệu quả vào việc nâng cấp, sửa chữa, mở rộng hệ thống giao thông ngay từ điểm đấu nối với cảng biển, cảng hàng không, đường bộ. Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng đường cao tốc kết nối vùng trung tâm với các địa phương đang dần được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics lưu thông nhanh-gọn, hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng sẵn có thì hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics miền Trung vẫn còn chưa tương xứng. Cụ thể, hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, nhân lực… vẫn còn thiếu đồng bộ.

Đơn cử, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường biển để phục vụ cho việc kết nối giao thương hành lang Đông – Tây giữa Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan từ Cảng Cửa Lò lên cửa khẩu Quốc tế Nặm Cắn (Nghệ An) qua QL 7 và đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) để sang Lào vẫn còn ọp ẹp, vướng nhiều điểm nghẽn. Đi lại khó khăn do hạ tầng giao thông xuống cấp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics theo kiểu manh mún, chấp vá…khiến nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này chưa thể mạnh dạn “lốt ổ” vào khu vực miền Trung.

Ngoài ra, dịch vụ logistics hoạt động trên các tuyến QL12 từ Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đến Thà Khẹc (Lào), Nakhon Phanom, Udon Thani (Thái Lan), Viêng Chăn, và tuyến QL 9 từ Khon Kaen qua Mukdahan (Thái Lan), Savanakhet (Lào) đến Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) mặc dù hạ tầng đã được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại.

Cần “thuyền trưởng” tài ba

Theo Quyết định 200/QĐ-TTg đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đặt ra 5 nhóm giải pháp chính cần triển khai thực hiện hoàn chỉnh đến năm 2025 gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics; Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực. Các nhóm giải pháp như kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về logistics; phát huy vai trò của Diễn đàn Logistics Việt Nam và thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp dịch vụ logistics…cũng được Chính phủ trực tiếp giao cho các Bộ Công thương, Kế hoạch Đầu tư, GTVT…phối hợp với các tỉnh, thành triển khai nghiên cứu, thực hiện.

Để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, trong những năm gần đây, các tỉnh miền Trung cũng đã có động thái đầu tư mạnh mẽ nâng cấp cảng biển như: Cảng Cửa Lò, Cảng Vũng Áng, Cảng Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất và Quy Nhơn… Hệ thống cảng hàng không quốc tế như Sân bay Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh…cũng đã được nâng cấp, mở rộng.

Vậy nhưng, có một thực tế đang tồn tại khiến hệ thống logistics phát triển theo hướng cầm chừng đó là quy hoạch tổng thể để kết nối loại hình dịch vụ thương mại này vẫn chưa được triển khai đồng bộ, bài bản. Nhiều địa phương phát triển theo kiểu manh mún, chắp vá thiếu khoa học.

Ngay cả hạ tầng giao thông đường bộ của nhiều tỉnh khu vực miền Trung cũng chưa được đầu tư tương xứng với việc kết nối hành lang Đông - Tây giữa Việt Nam và Lào

Ngay cả hạ tầng giao thông đường bộ của nhiều tỉnh khu vực miền Trung cũng chưa được đầu tư tương xứng với việc kết nối hành lang Đông - Tây giữa Việt Nam và Lào

Đặc biệt, cơ chế riêng dành cho phát triển logistics của từng địa phương vẫn không rõ ràng, thậm chí nhiều tỉnh, thành còn xem nhẹ, chưa khơi hết tiềm năng vốn có của mình. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển logistics theo kiểu “tự bơi” là chủ yếu.

Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì trong hoạt động mua bán giao thương trên thị trường thì chi phí cho logistics đang chiếm 10% giá trị bán buôn của hàng hóa lưu thông trong nước và 40% đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Vậy đâu là đáp án để hóa giải bài toán khơi dậy tiềm năng phát triển hệ thống logistics ở khu vực miền Trung?

Các chuyên gia kinh tế nhận định, trước mắt cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của nhà nước trong vấn đề định hình, đặt vị trí logistics ở tầm cao hơn nữa. Và, quan trọng hơn cả là phải sớm cụ thể hóa vào thực tiễn, áp dụng sáng tạo 05 nhóm giải pháp chính mà Quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra, chỉ đạo các Bộ, ngành và từng địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An (Kỳ III): Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý

    Vụ hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An (Kỳ III): Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý

    11:50, 27/08/2020

  • Nghệ An cử 34 nhân sự đến làm việc tại trung tâm hành chính công

    Nghệ An cử 34 nhân sự đến làm việc tại trung tâm hành chính công

    15:28, 25/08/2020

  • Thấy gì từ việc Nghệ An “bắt sâu” tham nhũng, sách nhiễu?

    Thấy gì từ việc Nghệ An “bắt sâu” tham nhũng, sách nhiễu?

    04:05, 24/08/2020

  • Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải đường bộ lại tiếp tục lao đao vì COVID – 19

    Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải đường bộ lại tiếp tục lao đao vì COVID – 19

    07:10, 10/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển logistics ở miền Trung thiếu cả hạ tầng “mềm” lẫn “kết cấu cứng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO