Phát triển mạng lưới cảng cạn

Diendandoanhnghiep.vn Việc đầu tư phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) được coi như mắt xích quan trọng khơi thông chuỗi hoạt động logistics, giúp doanh nghiệp giảm chi phí.

 Hệ thống kho bãi các cảng biển hiện nay đang quá tải trong khi việc kết nối với ICD chủ yếu bằng đường bộ nên áp lực, chi phí phát sinh dịch vụ đang đè nặng lên vai doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá (ảnh chụp tại cảng Cửa Lò, Nghệ An)

Hệ thống kho bãi các cảng biển hiện nay đang quá tải trong khi việc kết nối với ICD chủ yếu bằng đường bộ nên áp lực, chi phí phát sinh dịch vụ đang đè nặng lên vai doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá (ảnh chụp tại cảng Cửa Lò, Nghệ An).

Nhu cầu về hệ thống kho tàng, bến bãi đối với doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Chính vì vậy, ICD thực sự đang là “cánh tay nối dài” đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp họ chủ động về thủ tục thông quan, tiết giảm thời gian chờ đợi để đưa hàng hoá của mình ra với thị trường.

Mới đây, khi trả lời báo chí, ông Lê Quang Trung – Phó TGĐ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho rằng, ICD chính là nơi hãng tàu thực hiện luân chuyển vỏ và luân chuyển hàng. Tại các cảng biển sẽ không thực hiện các tác nghiệp này một cách triệt để với số lượng lớn, các hãng tàu đều sử dụng các ICD làm Depot để lưu chuyển, quản trị…

Vậy nhưng, hệ thống các ICD này đều có quy mô nhỏ lẻ, hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế để phát huy hết khả năng vốn có trong bối cảnh nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng cao.

Đáng quan tâm, dọc dài mảnh đất miền Trung, nơi được ví như “đòn gánh” 2 đầu đất nước với hệ thống cảng biển dày đặc, có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Lào, Căm Pu Chia cũng chưa có ICD nào xuất hiện. Đây cũng được xem như “vùng trũng” trong công tác thu hút đầu tư, kiến tạo nền kinh tế - xã hội của đất nước nhưng chưa có nhà đầu tư xứng tầm nào vào công phá.

>> Cảng cạn "ngóng" vốn tư nhân

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó TGĐ Công ty CP Vilaconic cho biết, trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì sự cần thiết phải có ICD/Depot để kết nối giao thương. Đặc biệt, đối với khu vực Bắc Trung Bộ, đó là sự cấp thiết.

“Khoảng cách đến cảng quốc tế containers gần nhất là 300-500km, mà hiện nay khu vực Bắc Trung Bộ chưa có bất kỳ một ICD/Depot nào. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tốn kém một khoản chi phí không nhỏ để lấy rỗng/hạ rỗng (Empty release order) dẫn đến cước vận chuyển tăng gấp đôi”.

Đi dọc QL1A, chúng ta không lạ lẫm gì với cảnh “công kẹp”, nhà vận tải tối ưu chi phí bằng cách chở 1 công rỗng (sẽ đóng hàng) và 1 công nguyên (sẽ trả hàng). Nhưng giải pháp này không thể lâu dài và hiệu quả vì không phải lúc nào cũng có thể kết hợp được và đối với với container 40 feet thì không thể áp dụng.

Vấn đề “cõng” công rỗng chạy một quãng đường khoảng 300-400km như hiện nay sẽ gây tốn kém và lãng phí. Nó chỉ được giải quyết khi có ICD/Depot nằm sâu trong nội địa” – bà Nguyễn Thị Thanh Hà phân tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển mạng lưới cảng cạn tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714076695 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714076695 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10