Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bài 2 - Vì sao doanh nghiệp “e dè”?

Diendandoanhnghiep.vn Nguyên nhân các doanh nghiệp nông nghiệp còn “e dè” khi áp dụng công nghệ cao là do cơ giới hóa và cách thức tiếp cận.

LTS: Trong nhiều năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, dư địa đầu tư lớn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng "mặn mà". Lý do vì sao?

Ông Phạm Văn Nhã, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại, dịch vụ IMC Việt Nam chia sẻ với DĐDN về câu chuyện phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay.

Nhiều doan nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ cao do vốn đầu tư lớn.

Nhiều doan nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ cao do vốn đầu tư lớn.

Ông Nhã cho rằng, công nghệ cao khi áp dụng vào nông nghiệp mới chỉ được các tập đoàn hoặc công ty có tiềm lực kinh tế mới có thể áp dụng. Còn phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang sản xuất bằng hình thức thủ công hoặc bán công nghiệp. Đó là một phần sử dụng công nghệ cao, phần còn lại vẫn là lao động thủ công, chưa cơ giới hóa hoàn toàn.

Như bản thân công ty ông Nhã cũng chưa sử dụng 100% máy móc công nghệ cao. Công ty mới đang chỉ thực hiện được mục tiêu ban đầu là sản xuất ra sản phẩm tốt, giá trị chất lượng cao để đưa đến tay người tiêu dùng với giá thành hợp lý.

Còn liên quan đến công nghệ, ông Nhã cho biết, chủ yếu công nghệ là do tự công ty xây dựng liên quan đến chất xám, như những công trình nghiên cứu sau đó đưa vào áp dụng trong sản xuất.

Nguyên nhân chưa áp dụng được công nghệ cao vào sản xuất của IMC, theo ông Nhã là do nguồn lực tài chính còn hạn chế. Bởi chi phí đầu tư cho công nghệ cao cho nông nghiệp quá lớn, do đó các doanh nghiệp như IMC rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ như vay vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước để đồng bộ hóa công nghệ.

Vẫn theo ông Nhã, nếu công ty áp dụng hoàn toàn cơ giới hóa thì sản lượng hàng hóa sản xuất ra rất lớn, do đó phải tìm được nguồn đầu ra tương ứng. Việc tiêu thụ hết sản phẩm là một bài toán mà doanh nghiệp nông nghiệp còn chưa giải quyết được.

Ông Trần Quang Cường, CEO Nông nghiệp thông minh Next Farm chia sẻ, việc kêu gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao rất khó khăn.

Bởi nông nghiệp không giống như thương mại điện tử, vì đầu tư vào thương mại điện tử sẽ nhìn thấy hiệu quả ngay, còn đối với nông nghiệp nếu đứng dưới góc độ một nhà đầu tư hay quỹ đầu tư để nhìn thấy tiền ngay khi đầu tư thì vừa khó lại lâu.

Trong nông nghiệp công nghệ cao, khi triển khai một dự án thì cần quá trình dài mới có thể thay đổi được tư duy của một khách hàng. Vì để nhìn thấy chất lượng sản phẩm trước và sau khi sử dụng phải thấy rõ sự khác biệt, đó là chất lượng sản phẩm phải tốt hơn.

Đơn cử như điều chế vị ngọt của quả dưa lưới hay quả dâu tây phải tốt hơn, đi cùng đó là sản lượng cũng phải cao hơn. Tức là nhà đầu tư phải nhìn thấy rõ tính hiệu quả sau khi đầu tư vốn và nông nghiệp công nghệ cao thì mới “xuống tiền” đầu tư”, ông Cường nói.

Việc tiêu thụ hết sản phẩm là một bài toán mà doanh nghiệp nông nghiệp còn chưa giải quyết được.

Việc tiêu thụ hết sản phẩm là một bài toán mà doanh nghiệp nông nghiệp còn chưa giải quyết được.

Tuy nhiên, để nhìn thấy sự thay đổi chất lượng sản phẩm, theo ông Cường lại cần phải có thời gian. Để biết dự án có hiệu quả hay không phải trải qua từ 2 đến 3 vụ.

Ví dụ, dưa Kim hoàng hậu, dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới…thường trồng trong các khu nông nghiệp công nghệ cao cũng phải mất 3 đến 4 tháng/vụ. Và phải sau 2 đến 3 vụ mới có thể chứng minh được tính hiệu quả thì mất 1 năm.

Còn theo ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, nói đến công nghệ cao thường liên quan đến mức đầu tư, chính sách của nhà nước hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp để họ có thể sẵn sàng tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị và giảm thiểu tổn thất, tăng năng lực cạnh tranh.

Vấn đề ở đây là sử dụng công nghệ như thế nào, liệu công nghệ cao trong nông nghiệp thực sự đã có chỗ đứng trên thị trường hay chưa? Có những sản phẩm công nghệ cao có tính an toàn rất cao, sản phẩm chất lượng.

Nhưng đến khi bán ra thị trường thì người tiêu dùng lại chưa có được nhận thức sử dụng sản phẩm đó sẽ mang lại chất lượng và an toàn đúng như vậy.

Ngoài ra, mức đầu tư của các doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ cao thường phải kéo dài. Nói đến đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp thì không thể chỉ trong vòng 1 đến 2 năm, vì liên quan đến đất, công nghệ, khấu hao, vốn đầu tư lớn… Giải pháp là vấn đề vốn cho các doanh nghiệp đó, tuy nhiên số vốn này cần được xử lý như thế nào khi các doanh nghiệp đã đầu tư vào rồi?

Cuối cùng, theo ông Thắng, cần lựa chọn công nghệ cao như thế nào để phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp, phù hợp với cây trồng, phù hợp với nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể đầu tư. Đối với công nghệ, thì giá thành đã phù hợp hay chưa, giá thành đó có đúng với giải pháp mà công nghệ cao đưa ra hay không…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bài 2 - Vì sao doanh nghiệp “e dè”? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714251648 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714251648 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10